Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được pháp luật quy định như thế nào?

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật tôi là Minh Phương một nhân viên văn phòng đang làm việc trong một công ty xuất nhập khẩu, vì hoàn cảnh của bản thân hiện tại nên tôi có tìm hiểu quy định của pháp luật về thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp như sau. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!  Minh Phương  (minhphuong***@gmail.com)

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được pháp luật quy định Khoản 2 Điều 11 Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:

a) Thăm khám cặp vợ chồng và làm các xét nghiệm cơ bản cần thiết;

b) Đánh giá dự trữ buồng trứng;

c) Kích thích buồng trứng;

d) Theo dõi sự phát triển nang noãn;

đ) Tiêm thuốc giúp trưởng thành nang noãn khi đủ điều kiện;

e) Chọc hút noãn qua đường âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm;

g) Bắt đầu hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;

h) Đồng thời lấy tinh trùng của người chồng và chuẩn bị tinh trùng;

i) Cho tinh trùng thụ tinh với noãn theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) hoặc bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI);

k) Nuôi cấy trong tủ cấy CO2;

l) Kiểm tra sự thụ tinh của noãn;

m) Nuôi cấy phôi và theo dõi;

n) Chuyển phôi: có thể phôi ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 5 (phôi nang), tùy phác đồ của từng cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;

o) Tiếp tục hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;

p) Thử thai bằng định lượng bhCG huyết thanh;

q) Siêu âm đường âm đạo để xác nhận sự phát triển của thai và vị trí thai.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó tinh trùng cho thụ tinh với noãn trong môi trường bên ngoài cơ thể (in-vitro). Phôi thu được sẽ chuyển vào buồng tử cung để làm tổ hoặc sẽ được đông lạnh để sử dụng sau. Việc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được thực hiện theo quy trình của bộ y tế đã quy định trên để đảm bảo việc thụ tinh đạt được kế quả tốt nhất.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo tại Thông tư 57/2015/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
573 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào