Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của khối cơ quan kiểm toán nhà nước
Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của khối cơ quan kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 3 Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành ban hành kèm theo Quyết định 1006/QĐ-KTNN năm 2017 Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, theo đó:
1. Bảo đảm cho cơ quan và cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; Bảo đảm sự công bằng, minh bạch nguồn thu và chi tài chính trong đơn vị, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
2. Mức chi của Quy chế không được vượt quá tiêu chuẩn, chế độ quy định hiện hành của Nhà nước. Các khoản chi, nội dung chi không quy định cụ thể trong trong Quy chế này thì thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Mọi việc chi tiêu phải bảo đảm có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Như theo quy định trên đây chúng tôi sẽ tóm tắt lại nội dung để bạn hiểu rõ hơn vấn đề cần giải đáp. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của khối cơ quan kiểm toán nhà nước gồm 03 nguyên tắc chính sau:
- Cán bộ công chức phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, các khoản thu chi phải minh bạch rõ ràng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động;
- Mức chi không được vượt chuẩn;
- Mọi khoản chi điều phải có hóa đơn chứng từ đầy đủ.
Trên đây là tư vấn về nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1006/QĐ-KTNN năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?
- Chế độ tuyển thẳng, ưu tiên tuyển sinh lớp 10 theo quy định mới năm 2025?
- Quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động thuộc về ai?