Hậu quả khi bị xử lý chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán từ 12 tháng trở lên đối với người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án
Hậu quả xử lý trách nhiệm chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán từ 12 tháng trở lên người giữ chức danh tư pháp trong TAND được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân. Cụ thể là:
Người bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán có thời hạn từ 12 tháng trở lên thì ngoài việc chịu hậu quả của việc xử lý trách nhiệm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, còn phải hoàn thành một khóa bồi dưỡng do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức. Sau khi hết thời hạn tạm dừng phải có bản tự kiểm điểm đánh giá kết quả rèn luyện, học tập; ý kiến nhận xét bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý. Căn cứ kết quả kiểm điểm của Thẩm phán, Ban Thanh tra phối hợp Vụ Tổ chức - Cán bộ thẩm tra hồ sơ, tham mưu, đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, quyết định;
Người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao không đầy đủ; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nguyên tắc, chế độ, thủ tục, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, điều kiện hoặc thời hạn theo quy định của pháp luật, quy chế, quy định của Toà án nhân dân về công việc cụ thể đó nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì có thể bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán.
Chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán là hình thức xử lý trách nhiệm Thẩm phán khi kết thúc nhiệm kỳ có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Thẩm phán bị tạm dừng đề nghị bổ nhiệm lại phải tự kiểm điểm, trau dồi nghiệp vụ và phải hoàn thành một khóa bồi dưỡng do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức.
Khi bị áp dụng hình thức xử lý Chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán thì người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân có thể không được xem xét quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý; không được xem xét cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị hoặc các hình thức đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài; không được xem xét đề nghị bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; không được tham gia kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán, kỳ thi chuyển ngạch, nâng ngạch đối với Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong thời gian bị xử lý trách nhiệm.
Người bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán có thời hạn từ 12 tháng trở lên phải hoàn thành một khóa bồi dưỡng do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức. Sau khi hết thời hạn tạm dừng phải có bản tự kiểm điểm đánh giá kết quả rèn luyện, học tập; ý kiến nhận xét bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý. Căn cứ kết quả kiểm điểm của Thẩm phán, Ban Thanh tra phối hợp Vụ Tổ chức - Cán bộ thẩm tra hồ sơ, tham mưu, đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, quyết định
Trên đây là nội dung tư vấn về hậu quả khi bị xử lý trách nhiệm chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán từ 12 tháng trở lên người giữ chức danh tư pháp trong TAND. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Quyết định 120/QĐ-TANDTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?