Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế được pháp luật quy đinh như thế nào?

Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế được pháp luật quy đinh như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Văn Mạnh là một sĩ quan công an, gần đây vì yêu câu công việc nên tôi có tìm hiểu thêm về luật thuế, có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp như sau. Pháp luật về thuế quy định như thế nào về việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản nào? Ming sớm nhận được phản hồi từ các bạn. Chân thành cảm ơn! Văn Mạnh (0979869***)

Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế được pháp luật quy đinh tại Điều 91 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành như sau:

1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Trong trường hợp nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế là nơi ở thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật được tiến hành khi có căn cứ về việc cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

3. Khi khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật phải có mặt người chủ nơi bị khám và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến.

4. Không được khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế vào ban đêm, ngày lễ, ngày tết, khi người chủ nơi bị khám có việc hiếu, việc hỉ, trừ trường hợp phạm pháp quả tang và phải ghi rõ lý do vào biên bản.

69 Cụm từ “tiền chậm nộp,” được bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế đều phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.

Trên đây là nội dung trả lời của Ban biên tập về khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
203 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào