Nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hình sự gồm những gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 45 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định chung cho các thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, còn được quy định những nhiệm vụ, quyền hạn riêng. Tổng hợp lại bao gồm các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
- Tiến hành xét xử vụ án;
- Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
- Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;
- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
- Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;
- Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
- Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
- Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
Những nhiệm vụ, quyền hạn quy định trên đây cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa được áp dụng trong trường hợp phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Với tư cách là người cầm cân nảy mực, làm rõ sự thật vụ án dựa trên hồ sơ, chứng cứ được cung cấp bởi các cơ quan tiến hành tố tụng khác và quá trình xét xử để đưa ra phán quyết, Thẩm phán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Do vậy, đòi hỏi mọi hoạt động của Thẩm phán nói riêng và những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói chung trong quá trình giải quyết vụ án phải được tiến hành hết sức minh bạch, công khai và hết sức cẩn trọng, đảm bảo các nguyên tắc tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết hơn nội dung này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?