Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam

Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng Hỏi - đáp pháp luật, tôi tên là Thanh Loan, hiện đang công tác tại Đà Nẵng, có vấn đề thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn. Chuyện là chị gái tôi có mượn một số người hơn 10 tỷ để làm ăn nhưng lại bị người khác lừa nên mất hết tiền. Giờ các chủ nợ đã kiện chị tôi tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Công an đã bắt tạm giam chị tôi. Tôi rất lo lắng, chị tôi là nữ, khi bị tạm giam có được ở buồng giam riêng không ạ? Mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (thanh.loan***@gmail.com)

Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Khi tiếp nhận người bị tạm giam, nhà tạm giam sẽ phân loại, quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015. Cụ thể:

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại như sau:

a) Người bị tạm giữ;

b) Người bị tạm giam;

c) Người dưới 18 tuổi;

d) Phụ nữ;

đ) Người nước ngoài;

e) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

g) Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;

h) Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;

i) Người bị kết án tử hình;

k) Người đang chờ chấp hành án phạt tù;

l) Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;

m) Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.

Theo đó, không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

Việc phân loại này đảm bảo người bị tạm giam, tạm giữ sẽ được phân loại và tạm giam, tạm giữ theo đúng đối tượng, tránh các ảnh hưởng xấu trong quá trình điều tra.

Trên đây là nội dung tư vấn về phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
344 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào