Xử phạt hành vi sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mà không được sự đồng ý của chủ Bằng bảo hộ
Xử phạt hành vi sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mà không được sự đồng ý của chủ Bằng bảo hộ được quy định tại Khoản 2; Khoản 4 và Khoản 5 Điều 12 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ liên quan đến vật liệu nhân của giống cây trồng đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng để thực hiện một trong các mục đích sau:
a) Sản xuất hoặc nhân giống;
b) Chế biến nhằm Mục đích nhân giống;
c) Chào hàng;
d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Lưu giữ để thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này;
h) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này đối với giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ;
i) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này đối với giống cây trồng có nguồn gốc từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.
…
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo đó, quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như sau:
+ Cho phép hoặc không cho phép sử dụng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ, sản phẩm thu hoạch nhận được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ trong các hoạt động sau đây:
- Sản xuất hay nhân giống;
- Chế biến giống;
- Chào hàng;
- Bán hay các hình thức trao đổi khác;
- Xuất khẩu;
- Nhập khẩu;
- Lưu giữ nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất hay nhân giống; chế biến giống; chào hàng; bán hay các hình thức trao đổi khác.
+ Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu giống cây trồng mới đã được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
+ Ngoài ra, chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới còn được quyền hưởng lợi trong các trường hợp sau đây:
- Giống cây trồng do bất kỳ người nào tạo ra từ giống đã được bảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ nếu giống cây trồng của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ không được tạo ra từ giống cây trồng khác đã được bảo hộ;
- Giống cây trồng do bất kỳ người nào tạo ra mà không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ;
- Giống cây trồng do bất kỳ người nào tạo ra mà việc sản xuất giống đó đòi hỏi phải sử dụng lại vật liệu nhân giống của giống cây trồng đã được bảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ;
- Sử dụng vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới để sản xuất giống với mục đích thương mại tại nước khác mà ở nước này chưa bảo hộ giống cây trồng đó.
+ Tự mình khai thác hoặc chuyển giao quyền khai thác giống cây trồng mới thông qua hợp đồng cho tổ chức, cá nhân khác. Hợp đồng chuyển giao quyền khai thác giống cây trồng mới được lập thành văn bản và đăng ký tại Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới.
+ Để thừa kế, chuyển nhượng quyền sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định của pháp luật trong trường hợp chủ sở hữu đồng thời là tác giả; chuyển nhượng quyền sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới trong trường hợp chủ sở hữu không đồng thời là tác giả.
Như vậy, nếu như tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ liên quan đến vật liệu nhân của giống cây trồng đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, tổ chức, cá nhân sẽ bị buộc nộp lại số lợi, lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm. Và số giống cây trồng sử dụng không đúng quy định đó sẽ bị tịch thu toàn bộ.
Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mà không được sự đồng ý của chủ Bằng bảo hộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?