Nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2017 theo chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2017 theo chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp được quy định tại Điểm 1a Khoản III Điều 1 Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:
Nguồn vốn đầu tư phát triển: Giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 1.404 tỷ đồng để thực hiện các dự án đã phê duyệt ở trung ương và 22 địa phương.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này chúng tôi gửi đến bạn những thông tin sau:
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 3,13%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra (2,6 - 3%). Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành đã tăng từ 57% (2010) lên 64,7% (2013); 67,8% (2014) và khoảng 68% (2015); năng suất lao động xã hội ngành nông, lâm, thủy sản tăng gần gấp đôi từ 16,3 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 31 triệu đồng năm 2015. Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 79,3 triệu đồng/ha năm 2014 và khoảng 82 - 83 triệu đồng/ha năm 2015; cứ mỗi ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha (2013) lên 177,4 triệu đồng/ha (2014) và khoảng 183 triệu đồng/ha (2015). Thu nhập của người dân nông thôn năm 2015 tăng khoảng 2 lần so với năm 2010 (đạt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng XI đề ra). Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt tới 30,8 tỷ USD, mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh không cao, nhưng nông nghiệp là ngành duy nhất có xuất siêu, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều loại nông sản đa dạng như: gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, các mặt hàng gỗ và thủy sản.
Nền nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 đã có có tốc độ tăng trưởng cao vượt mục tiêu đề ra. Hi vọng nền nông nghiệp 2016-2020 cũng có những số liệu tăng trưởng cao vượt mục tiêu đề ra. Ngoài ra việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn cũng là vấn đề mà chúng ta quan tâm. Sử dụng nguồn vốn hiệu quả để đạt những thành tựu cao trong phát triển nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả đưa nên kinh tế của đất nước ngày càng phát triển.
Trên đây là tư vấn về nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2017 theo chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?