Phạm vi hỗ trợ phát triển giống cây trồng vật nuôi theo chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Phạm vi hỗ trợ phát triển giống cây trồng vật nuôi theo chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thái Liên hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi đang tìm hiểu về Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Ban biên tập cho tôi hỏi phạm vi hỗ trợ phát triển giống cây trồng vật nuôi theo chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Phạm vi hỗ trợ phát triển giống cây trồng vật nuôi theo chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp được quy định tại Điểm 1a Khoản III Điều 1 Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó: 

Hỗ trợ phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi

Đối tượng, phạm vi: Theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy theo quy định trên đây chúng tôi sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ hơn vấn đề cần giải đáp. Phạm vi hỗ trợ phát triển giống cây trồng vật nuôi theo chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp được áp dụng đối với 04 lĩnh vực như:

- Trồng trọt;

- Chăn nuôi;

- Lâm nghiệp;

- Thủy sản.

Ngoài ra liên quan tới vấn đề này chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin sau:

Vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đang được nhà nước đặc biệt quan tâm. Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp việc phát triển nông nghiệp kết hợp với những tiến bộ khoa học kỹ thuật là mục tiêu của Nhà nước. Tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất đại trà phù hợp với điều kiện của từng vùng, nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành.

a) Đối với trồng trọt:

Tỷ lệ dùng giống xác nhận hoặc tương đương trong sản xuất đối với cây lúa đạt 70% - 85% và chấm dứt tình trạng các hộ gia đình tự sử dụng thóc thịt làm giống; đối với các cây khác đạt trên 70%. Năng suất cây trồng các loại tăng trên 15%.

b) Đối với chăn nuôi:

Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đối với bò thịt và dê đạt 70%; đối với lợn, gia cầm đạt 90%; bò sữa đạt 100%, tỷ lệ bò lai 50%. Năng suất thịt lợn hơi xuất chuồng tăng trên 20%; năng suất sữa đạt 4.500 kg/con/chu kỳ.

c) Đối với lâm nghiệp:

Bảo đảm cung cấp 80% giống được công nhận, trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng. Sinh khối tăng trưởng đạt 20 – 25 m3/ha/năm.

d) Đối với thủy sản:

Đảm bảo 75% giống phục vụ nuôi trồng thủy sản là giống sạch bệnh, có chất lượng cao được sản xuất trong nước. Năng suất nuôi trồng các loại thủy sản tăng trên 50%.

Trên đây là tư vấn về phạm vi hỗ trợ phát triển giống cây trồng vật nuôi theo chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
222 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào