Danh bản và chỉ bản khác nhau chỗ nào?

Danh bản và chỉ bản khác nhau chỗ nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng. Hiện tại, em đang ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra năng lực vào trường Đại học Luật TP.HCM. Trong đó, khi tìm hiểu về mảng hình sự, em thấy có nhiều khái niệm khá mới mẻ chẳng hạn như danh bản, chỉ bản. Em được biết đó là những hồ sơ lưu giữ thông tin bị can tuy nhiên giữa hai khái niệm này khác nhau chỗ nào? Nội dung này em có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp em. Cảm ơn các anh chị rất nhiều!  Vũ Minh Kỳ (0167****)

Để xác định sự khác nhau giữa danh bản và chỉ bản, đầu tiên bạn cần hiểu rõ, theo quy định tại Điểm m và Điểm n Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngàu 01/01/2018) thì:

Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch, nhận dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân hai ngón tay trỏ của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch và in dấu vân tất cả các ngón tay của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

Đối với một số người, đây có thể xem là những thuật ngữ khá “xa lạ” trong khoa học pháp lý, đặc biệt là về lĩnh vực tố tụng hình sự. Tuy nhiên, căn cứ quy định trên, có thể hiểu danh bản và chỉ bản là bản ghi thông tin cá nhân tóm tắt của bị can, bị cáo được tạo lập để bổ sung vào hồ sơ vụ án, nhằm mục đích tạo cơ sở dữ liệu điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án hình sự.

Điểm khác biệt lớn nhất là trong các thông tin của danh bản có thông tin nhận dạng bị can, ảnh chụp 3 tư thế trong khi đó chỉ bản không chứa những thông tin này. Dấu vân tay bị can lưu lại trong chỉ bản là dấu vân tay của tất cả các ngón tay còn trong danh bản chỉ lưu giữ dấu vân tay hai ngón trỏ của bị can. 

Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, danh bản và chỉ bản là một trong những quy định hết sức quan trọng và bắt buộc phải có trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Trong trường hợp này, cơ quan điều tra, ở đây chính là nhà tạm giữ, trại tạm giam, sẽ phải chụp ảnh và lập danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án. 

Trên đây là nội dung tư vấn về sự khác nhau giữa danh bản và chỉ bản trong tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
231 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào