Áp giải là gì?
Áp giải được định nghĩa tại Điểm k Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2008). Theo đó:
Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.
Đối với thắc mắc của bạn về việc sử dụng hai thuật ngữ "áp giải" và "dẫn giải", chúng tôi xác định như sau:
Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.
Căn cứ quy định trên, ta thấy áp giải và dẫn giải là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, về bản chất đều là hoạt động cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất là đối tượng bị áp dụng việc cưỡng chế. Áp giải áp dụng khi người được cơ quan có thẩm quyền triệu tập nhưng không tự đến hoặc có cơ sở để nghi ngờ họ sẽ bỏ trốn, áp dụng ở đây là bị can, bị cáo và người bị kết án. Bị can, bị cáo vắng mặt không có lý do chính đáng khi nhận được lệnh triệu tập của cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã, người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan Công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải, người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan Công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải. Cơ quan ban hành quyết định áp giải là điều tra viên, viện kiểm sát hoặc công an trong trường hợp chấp hành án. Một điểm cần lưu ý đó là việc áp giải bị can không được phép thực hiện vào ban đêm.
Còn dẫn giải được áp dụng trong trường hợp: người có lệnh gọi của cơ quan có thẩm quyền nhưng không tự đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Ví dụ: người làm chứng được dẫn giải đến làm chứng trong một vụ án. Quyết định dẫn giải được ban hành bởi điều tra viên hoặc viện kiểm sát.
Về nội dung, quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định.
- Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định
- Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.
- Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm áp giải và cách phân biệt giữa hai thuật ngữ áp giải và dẫn giải. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?