Xử phạt hành vi phá hoại nguồn gen giống cây trồng quý hiếm trong khu bảo tồn
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 thì hành vi phá hoại nguồn gen là hành vi bị nghiêm cấm.
Và theo Quyết định 80/2005/QĐ-BNN thì họ hòa thảo, cụ thể là dự vàng Nam Định và dự sớm Nam Định là những nguồn gen giống cây trồng quý hiếm cần được bảo tồn.
Theo đó, xử phạt hành vi phá hoại nguồn gen giống cây trồng quý hiếm trong khu bảo tồn được quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Phá hoại nguồn gen quý hiếm trong khu bảo tồn, trong trường hợp có thể phục hồi lại được tình trạng ban đầu.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phá hoại nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn đến mức không thể khôi phục lại được tình trạng ban đầu.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Trong đó, nguồn gen cây trồng trong khu bảo tồn là những thực vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống cây trồng mới đang được lưu trữ tại khu bảo tồn và khi có nhu cầu khai thác hoặc sử dụng phải được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.
Như vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng những nguồn gen giống cây trồng quý hiếm (*) trong khu bảo tồn nếu tổ chức, cá nhân cố ý phá hoại những nguồn gen đó nhưng có thể phục hồi lại được như tình trạng ban đầu thì có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và những phương tiện thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị tịch thu. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể khôi phục được những nguồn gen bị phá hoại thì mức phạt tiền sẽ từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Mặt khác, hiện nay cộng đồng quốc tế cũng dành nhiều quan tâm đến việc trao đổi nguồn gen và các đối tượng nguồn gen quý hiếm cũng có giá trị kinh tế và giá trị khoa học cao. Vì thế vấn đề quản lý bảo tồn và khai thác sử dụng bền vững nguồn gen càng trở nên quan trọng, cấp thiết hơn. Chính vì lẽ đó, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu sử dụng, nên có ý thức bảo quản, tránh tình trạng phá hoại gây ảnh hưởng đến nhu cầu khai thác, sử dụng của những tổ chức, cá nhân khác cũng như làm thất thoát nguồn gen quốc gia.
(*) Danh mục những nguồn gen cây trồng quý hiếm cần được bảo tồn được quy định tại Quyết định 80/2005/QĐ-BNN về Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.
Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi phá hoại nguồn gen giống cây trồng quý hiếm trong khu bảo tồn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?