Xử phạt hành vi phá hoại nguồn gen giống cây trồng trong khu bảo tồn
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 thì hành vi phá hoại nguồn gen là hành vi bị nghiêm cấm.
Theo đó, xử phạt hành vi phá hoại nguồn gen trong khu bảo tồn được quy định tại Điểm b Khoản 3 và Khoản 4, 5, 6 Điều 6 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Phá hoại nguồn gen giống cây trồng trong khu bảo tồn, trong trường hợp có thể phục hồi lại được tình trạng ban đầu.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phá hoại nguồn gen giống cây trồng trong khu bảo tồn đến mức không thể khôi phục lại được tình trạng ban đầu.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều này
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Trong đó, nguồn gen cây trồng trong khu bảo tồn là những thực vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống cây trồng mới đang được lưu trữ tại khu bảo tồn và khi có nhu cầu khai thác hoặc sử dụng phải được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.
Như vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng những nguồn gen trong khu bảo tồn nếu tổ chức, cá nhân cố ý phá hoại những nguồn gen đó nhưng có thể phục hồi lại được như tình trạng ban đầu thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và những phương tiện thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị tịch thu. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể khôi phục được những nguồn gen bị phá hoại thì mức phạt tiền sẽ từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mặt khác, hiện nay cộng đồng quốc tế cũng dành nhiều quan tâm đến việc trao đổi nguồn gen. Vì thế vấn đề quản lý bảo tồn và khai thác sử dụng bền vững nguồn gen càng trở nên quan trọng, cấp thiết hơn. Chính vì lẽ đó, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu sử dụng, nên có ý thức bảo quản, tránh tình trạng phá hoại gây ảnh hưởng đến nhu cầu khai thác, sử dụng của những tổ chức, cá nhân khác cũng như ảnh hưởng đến số lượng nguồn gen quốc gia.
Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi phá hoại nguồn gen trong khu bảo tồn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?