Xử phạt hành vi chiếm đoạt nguồn gen giống cây trồng trong khu bảo tồn

Xử phạt hành vi chiếm đoạt nguồn gen giống cây trồng trong khu bảo tồn? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thùy Trinh. Tôi đang làm việc tại Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường. Gần đây, có một số cá nhân đang cố tình chiếm đoạt những nguồn gen quý trong khu bảo tồn. Ban biên tập cho tôi hỏi nếu những đối tượng này bị khiếu nại thì có bị xử phạt không? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (nttrinh***@gmail.com)

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 thì hành vi chiếm đoạt nguồn gen là hành vi bị nghiêm cấm.

Theo đó, xử phạt hành vi chiếm đoạt nguồn gen trong khu bảo tồn được quy định tại Điểm a Khoản 3 và Khoản 5 Điều 6 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chiếm đoạt nguồn gen trong khu bảo tồn;

5. Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều này

Trong đó, nguồn gen cây trồng trong khu bảo tồn là những thực vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống cây trồng mới đang được lưu trữ tại khu bảo tồn và khi có nhu cầu khai thác hoặc sử dụng phải được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.

Như vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng những nguồn gen trong khu bảo tồn nếu tổ chức, cá nhân có ý định hoặc cố tình chiếm đoạt những nguồn gen đó thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, những nguồn gen bị chiếm đoạt đó sẽ bị tịch thu lại. Mặt khác, hiện nay cộng đồng quốc tế cũng dành nhiều quan tâm đến việc trao đổi nguồn gen. Vì thế vấn đề quản lý bảo tồn và khai thác sử dụng bền vững nguồn gen càng trở nên quan trọng, cấp thiết hơn. Chính vì lẽ đó, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu sử dụng, nên có ý thức bảo quản, tránh tình trạng chiếm đoạt gây ảnh hưởng đến nhu cầu khai thác, sử dụng của những tổ chức, cá nhân khác cũng như ảnh hưởng đến số lượng nguồn gen quốc gia.

Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi chiếm đoạt nguồn gen trong khu bảo tồn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
183 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào