Các trường hợp cháy nổ thuộc trách nhiệm của Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
Các trường hợp cháy nổ thuộc trách nhiệm của Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 39/2015/TT-BCA về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy, nổ của lực lượng Công an nhân dân. Cụ thể là:
Chủ trì tiến hành giải quyết, xử lý ngay từ ban đầu đối với các vụ cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau: Các vụ nổ; có người chết; có từ 02 người bị thương trở lên; có yếu tố nước ngoài; diện tích đám cháy từ 500m2 trở lên hoặc thiệt hại ước tính từ 03 tỷ đồng trở lên (căn cứ thống kê ban đầu). Trong quá trình điều tra, giải quyết nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thụ lý điều tra theo thẩm quyền hoặc chuyển Cơ quan điều tra có thẩm quyền thụ lý điều tra.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện được tổ chức trên đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã, thành phố, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Là lực lượng bám sát địa bàn dân cư, trực tiếp nắm bắt đời sống, sinh hoạt của một cộng đồng dân cư. Qua đó, tạo điều kiện cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương, góp phần đẩy lùi tội phạm tại cơ sở. Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện trực tiếp thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm thuộc thẩm quyền đấu tranh của lực lượng Cảnh sát nhân dân trên địa bàn huyện; điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định pháp luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. Ngoài công tác điều tra các vụ án hình sự, Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện còn được tham gia phòng cháy, chữa cháy và tiến hành giải quyết, xử lý ngay từ ban đầu các trường hợp cháy, nổ tại địa bản do mình trực tiếp quản lý.
Với chức năng đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn các quận huyện, thành phố trực thuộc trung ương, Cảnh sát điều tra Công an huyện được giải quyết, xử lý ngay từ ban đầu đối với các vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Các vụ nổ; có người chết; có từ 02 người bị thương trở lên; có yếu tố nước ngoài; diện tích đám cháy từ 500m2 trở lên hoặc căn cứ vào các số liệu thống kê ban đầu mà có thiệt hại ước tính từ 03 tỷ đồng trở lên.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong quá trình điều tra, giải quyết cháy, nổ thì Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện tiến hành thụ lý, điều tra giải quyết đối với các tội phạm thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong quá trình điều tra, giải quyết cháy, nổ nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết thì tiến hành laapk biên bản, hồ sơ, điều tra ban đầu và chuyển giao toàn bộ tài liệu, hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền thụ lý điều tra.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp cháy nổ thuộc trách nhiệm của Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện. Để biết thêm thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 39/2015/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 5 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? 5 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong Quân đội dành cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới nhất 2024?