Bào chữa trong tố tụng hình sự là gì?

Bào chữa trong tố tụng hình sự là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Thanh Tâm, hiện đang làm việc tại phòng tư pháp xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, có vấn đề thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn. Tôi có xem một vài phiên tòa xét xử những kẻ phạm tội hiếp dâm, lừa đảo. Thông thường, với các phiên tòa này, Viện kiểm sát sẽ công bố cáo trạng buộc tội bị cáo, đồng thời Luật sư của bị cáo sẽ đưa ra lời bào chữa cho bị cáo. Tuy nhiên, tôi có xem vài lần mà vẫn thắc mắc không biết trong tố tụng hình sự thì việc bào chữa tiến hành thế nào? Quy định pháp luật về vấn đề này thế nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (thanh.tam***@gmail.com)

Bào chữa là việc dùng lý lẽ, đưa ra tài liệu, chứng cứ để xác định tình trạng vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng. Trong tố tụng hình sự, nội dung của việc bào chữa có thể là bác bỏ một phần hoặc toàn bộ lời buộc tội, tranh luận từng điểm buộc tội, xuất trình chứng cứ chứng minh vô tội hoặc làm giảm tội của bị can, bị cáo. 

Theo Điều 31 Hiến pháp 2013 thì: Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Theo quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì:

1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

2. Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

4. Những người sau đây không được bào chữa:

a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về bào chữa trong tố tụng hình sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 để hiểu rõ nội dung này.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
274 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào