Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Kiểm lâm
Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Kiểm lâm được quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Cụ thể là:
Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 232, 243, 244, 245, 313 và 345 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp Điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc Điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Cơ quan Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.Là lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, trực tiếp đồn trú tại các khu vực này nên Kiểm lâm được pháp luật cho phép thực hiện một số hoạt động điều tra khi phát hiện dấu hiệu của tội phạm trên phạm vi quản lý.
Cơ quan Kiểm lâm có nghĩa vụ phải kịp thời phát hiện, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; hủy hoại rừng; vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan Kiểm lâm được tiến hành hoạt động điều tra đối với các trường hợp ít nghiêm trọng. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì thực hiện những thao tác, thủ tục sơ bộ ban đầu, sau đó phải chuyển cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Kiểm lâm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?