Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh được quy định tại Điều 20 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Cụ thể là:
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 21 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.
4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh được thành lập tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chịu trách nhiệm quản lý tình hình an ninh, trật tự, tình hình tội phạm trong phạm vi tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh được tổ chức thành văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra và các Phòng Cảnh sát điều tra để trực tiếp thực hiện, tham mưu, hướng dẫn tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm thuộc thẩm quyền đấu tranh của lực lượng Cảnh sát nhân dân và hướng dẫn, quản lý hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện trên địa bàn tỉnh; điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm theo pháp luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân) và các vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Tỉnh Đắk Lắk có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Đắk Lắk giáp với tỉnh nào?
- Kỳ kế toán năm 2024 kéo dài bao lâu? Ngày cuối của kỳ kế toán năm 2024 là ngày bao nhiêu?