Từ tháng 7/2017, những đối tượng nào được cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn TP.HCM?
1. Công trình hoặc nhà ở riêng lẻ có sẵn (hiện hữu) của tổ chức, cá nhân thuộc khu vực có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được xét cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo và xây dựng công trình hoặc nhà ở riêng lẻ theo đúng mục đích sử dụng đất trước đó (trừ công trình xây dựng có mục đích sử dụng gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ cháy, nổ; các công trình theo quy định phải di dời ra khỏi khu dân cư).
2. Các đối tượng công trình cụ thể được xem xét cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn khi đã có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc đảm bảo điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này và phải tuân thủ các quy định khác về Giấy phép xây dựng có thời hạn tại Điều 94 của Luật Xây dựng năm 2014.
Một điểm cần lưu ý là Quyết định 26/2017/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 30/6/2017, thay thế Quyết định 27/2014/QĐ-UBND. Như vậy, phạm vi các đối tượng được cấp phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn TP.HCM theo quy định của Quyết định mới đã được nới rộng hơn so với nội dung của Quyết định cũ. Trước đó, theo quy định của Quyết định 27/2014/QĐ-UBND, mặc dù người dân đã được công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp tại giấy chứng nhận là đất ở, đồng thời cơ quan nhà nước chưa có kế hoạch sử dụng đất để thực hiện quy hoạch nhưng theo quy định chủ đầu tư vẫn không được cấp phép xây dựng. Việc ban hành Quyết định mới đã góp phần giải tỏa lo lắng, chờ đợi trong hơn nửa năm qua của rất nhiều hộ dân có nhà trong các khu vực quy hoạch “treo” cần được giải quyết để tiến hành thi công.
Về quy mô, công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn phải hài hòa với kiến trúc, cảnh quan khu vực nhưng không được vượt quá 03 tầng (xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật hiện hành). Trường hợp hiện trạng công trình, nhà ở riêng lẻ có sẵn (hiện hữu) đã có tầng hầm thì được xét cấp phép xây dựng, cải tạo gia cố lại tầng hầm nhưng không gây sạt lở, làm ảnh hưởng đối với công trình lân cận.
Về thẩm quyền cấp phép xây dựng được phân cấp cho các cơ quan tùy thuộc vào hạng mục công trình, bao gồm các cơ quan sau: Sỏ Xây dựng TP.HCM, các Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị Tây Bắc thành phố; Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
Những cơ quan này đồng thời chính là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi Giấy phép xây dựng do mình cấp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đối tượng được cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn TP.HCM từ tháng 7/2017. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 26/2017/QĐ-UBND.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?