Từ tháng 8/2017, hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu?

Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ tháng 8/2017 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Bùi Viện, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM trong lĩnh vực tài chính. Gần đây, tôi nghe nói Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định quy định việc áp dụng mức chi trả bảo hiểm tiền gửi mới từ tháng 8. Do thời gian này không có điều kiện để cập nhật thông tin nên nhờ Ban biên tập trả lời giúp tôi, theo quy định mới thì hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi tối đa mà cá nhân được nhận khi ngân hàng phá sản là bao nhiêu? Tôi có thể xem thêm thông tin cụ thể tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Bùi Thành Viện (vien***@gmail.com)

Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ tháng 8/2017 được quy định tại Điều 3 Quyết định 21/2017/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm (có hiệu lực từ ngày 05/8/2017). Theo đó: 

Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng (bảy mươi lăm triệu đồng).

Theo quy định này, số tiền bảo hiểm tối đa mà một cá nhân có thể nhận được cho tất cả các khoản tiền gửi khi các ngân hàng thương mại phá sản là 75.000.000 đồng. Hạn mức chi trả này đã bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi. Đối tượng áp dụng quy định này bao gồm: người được bảo hiểm tiền gửi; tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; tổ chức bảo hiểm tiền gửi; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Trước đó, theo quy định của Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Nghị định 109/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung liên quan, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được áp tối đa là 30 triệu đồng, rồi được nâng lên tối đa 50 triệu đồng áp dụng cho đến nay.

Như vậy, hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi đã tăng 1.5 lần so với quy định hiện hành tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 109/2005/NĐ-CP là 50.000.000 đồng. Việc ban hành quy định mới về tăng mức chi trả bảo hiểm tiền gửi sau một thời gian dài áp dụng hạn mức cũ đã góp phần củng cố sự yên tâm cho các cá nhân gửi tiền tại các ngân hàng thương mại nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp có ngân hàng phá sản thực sự. Do vậy, hiện nay xu hướng của các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới là áp dụng phương pháp tính phí theo mức độ rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm. Theo đó, hệ thống phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro được xây dựng một cách phù hợp có thể tính mức phí cao hơn đối với tổ chức tham gia bảo hiểm có nhiều rủi ro và mức phí thấp hơn đối với những tổ chức hoạt động an toàn hơn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi tối đa từ tháng 8/2017. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 21/2017/QĐ-TTg.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
217 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào