Từ ngày 1/7/2017 Dimenhydrinat có nằm trong danh mục thuốc không kê đơn không?

Từ ngày 1/7/2017 Dimenhydrinat có nằm trong danh mục thuốc không kê đơn không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Hoàng Vũ hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang công tác tại một công ty phân phối thực phẩm chức năng. Tôi đang tìm hiểu về các loại thuốc không kê đơn. Gần đây tôi có nghe thông tin danh mục thuốc không kê đơn mới sắp được áp dụng từ ngày 1/7/2017. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi từ ngày 1/7/2017 Dimenhydrinat có nằm trong danh mục thuốc không kê đơn không? Vấn đề này được quy định tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Danh mục thuốc không kê đơn được ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-BYT Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2017, theo đó: 

Dimenhydrinat nằm trong danh mục thuốc không kê đơn.

Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật gửi đến bạn những thông tin sau:

Dimenhydrinat được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị tình trạng buồn nôn, nôn và chóng mặt do say tàu xe. 

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc bao gồm: buồn ngủ; phấn khích hoặc hiếu động thái quá (đặc biệt là ở trẻ em); đau đầu; tình trạng chóng mặt mới hoặc xấu đi; mờ mắt; ù tai; khô miệng, mũi hoặc họng; vấn đề với sự phối hợp; ngất xỉu; hoa mắt; buồn nôn.

Các loại thuốc có thể tương tác với Dimenhydrinat mà bạn nên biết: kháng sinh aminoglycoside như amikacin (Amikin), gentamicin (Garamycin), kanamycin (Kantrex), neomycin (Neo-Rx, Neo-Fradin), netilmicin (netilmicin), paromomycin (Humatin) , streptomycin, và tobramycin (Tobi, Nebcin); thuốc chống trầm cảm như amitriptyline (Elavil), amoxapin (ASENDIN), clomipramine (Anafranil), desipramine (Norpramin), doxepin (Adapin, Sinequan), imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pamelor), protriptyline (Vivactil), và trimipramine ( Surmontil); thuốc kháng histamine như diphenhydramine; thuốc ho và cảm lạnh; ipratropium (Atrovent); thuốc điều trị lo âu, bệnh đại tràng kích thích, bệnh tâm thần, bệnh Parkinson, co giật, viêm loét, hoặc các vấn đề tiết niệu; thuốc an thần; thuốc ngủ.

Mặc dù Dimenhydrinat là thuốc không kê đơn, bạn có thể mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào nhưng bạn nên lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra những dược sĩ bán thuốc tại các hiệu thuốc cũng nên hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng khi khách mua những loại thuốc không kê đơn để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc. Những đơn vị sản xuất thuốc nên ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu để người dùng thuốc dễ dàng hiểu được và sử dụng thuốc an toàn. Những loại thuốc nằm trong danh mục thuốc không kê đơn được nhà nước ban hành được dùng để chữa trị những bệnh nhẹ, thường gặp ở mọi người nhưng không phải vì thế mà những loại thuốc này được sử dụng bừa bãi mà hãy sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về danh mục thuốc không kê đơn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 07/2017/TT-BYT. 

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
487 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào