Mang xe lăn hoặc các thiết bị hỗ trợ đi lại lên máy bay phải đáp ứng điều kiện nào?

Điều kiện để mang xe lăn hoặc các thiết bị hỗ trợ đi lại lên máy bay được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học FPT. Gần đây, em có quan tâm đến lĩnh vực hàng không dân dụng. Trong đó, một vài vấn đề em chưa nắm rõ. Em thắc mắc không biết đối với những người tàn tật, không có khả năng đi lại nếu di chuyển bằng máy bay thì họ có được mang theo xe lăn hay các thiết bị hỗ trợ việc đi lại lên máy bay không? Nếu có thì họ có phải đáp ứng điều kiện gì không? Rất mong Ban biên tập giải đáp giúp em. Xin cảm ơn các anh chị rất nhiều! Hồ Hồng Hoa (hoa_fpt***@gmail.com)

Đối với những người có vấn đề ở chân như bị thương bị dị tật,..., ảnh hưởng đến việc đi lại thì các thiết bị hỗ trợ di chuyển, vận động như xe lăn và một số thiết bị khác là những vật dụng không thể thiếu dù họ ở trong bất kỳ môi trường nào, tham gia giao thông bằng bất cứ loại hình phương tiện nào. Và hiện nay, số lượng hành khách này tham gia vào quá trình vận tải đường không cũng không phải là hiếm. Do vậy, để đảm bảo  nhu cầu thiết yếu của những đối tượng hành khách này đối với vấn đề về sức khỏe, pháp luật hiện hành cho phép hành khách được mag theo xe lăn, các thiết bị hỗ trợ đi lại lên máy bay. 

Lưu ý là đối với xe lăn, chỉ được mang theo xe lăn chạy bằng pin và đặc điểm cấu tạo của những thiết bị này thông thường sẽ chiếm khá nhiều diện tích di chuyển, do vậy, người mang theo chỉ có thể để dưới dạng hành lý ký gửi chứ không được mang theo người và hành lý xách tay để tránh ảnh hưởng đến trật tự trong quá trình bay.

Theo quy định pháp luật hiện hành, điều kiện để được mang xe lăn và các thiết bị hỗ trợ đi lại khác lên máy bay được thể hiện tại Phụ lục II Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016 về Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý lên tàu bay và Danh mục vật phẩm là hàng nguy hiểm được phép mang theo người, hành lý lên tàu bay.

Theo đó, việc mang xe lăn, các thiết bị đi lại lên máy bay phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển. Đồng thời hải thông báo cho Người chỉ huy tàu bay về vị trí để xe lăn hoặc thiết bị hỗ trợ đi lại có lắp pin ướt, vị trí của pin được đóng gói hoặc vị trí để xe lăn hoặc thiết bị hỗ trợ đi lại dùng pin lithium-ion. Phải tuân thủ các quy cách về đóng gói, đánh dấu và các biện pháp bảo quản khác được quy định trong Doc 9284.

Người khai thác tàu bay phải đảm bảo các thiết bị hỗ trợ đi lại nêu trên được vận chuyển theo đúng quy định để ngăn chặn sự kích hoạt vô ý nguồn điện của pin và không bị hư hỏng do sự di chuyển của hành lý, bưu gửi, đồ vật phục vụ trên tàu bay và hàng hóa khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện để mang xe lăn hoặc các thiết bị hỗ trợ đi lại lên máy bay. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
355 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào