Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh khi thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Lê Kiều Trinh, hiện tại tôi đang là sinh viên. Để làm phục vụ cho nhu cầu học tập, tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Cho tôi hỏi, trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thì Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có các nhiệm vụ và quyền hạn gì? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Lê Kiều Trinh (trinh*****@gmail.com)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 7 Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội. Cụ thể là:

1. Hằng năm, căn cứ Định hướng chương trình thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tại địa phương, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh; gửi kế hoạch thanh tra để báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh.

2. Thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc khi được người đứng đầu cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này giao.

3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

4. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật thanh tra với các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này.

5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trong quá trình thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế phải bảo đảm tuân theo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không thanh tra trung lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; tiến hành thanh tra thường xuyên, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Bào hiểm xã hội cấp tỉnh hằng năm phải thực hiện:

- Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh; gửi kế hoạch thanh tra để báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh.

- Thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

- Quyết định xử lý sau thanh tra;

- Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Nghị định 21/2016/NĐ-CP.

Trân trọng!

Bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2024, mức tiền lương tháng tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng BHXH 1 lần từ 01/07/2024? Tăng lương cơ sở và tăng lương tối thiểu vùng có làm tăng mức hưởng BHXH 1 lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ nhận diện thương hiệu Bộ phận Một cửa Bảo hiểm xã hội năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu 05b-kt bảo hiểm xã hội file word? Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xem sổ bảo hiểm xã hội đã chốt chưa trên VSSID nhanh chóng, chính xác năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp hướng dẫn tập sự của công chức có tính bảo hiểm xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN áp dụng đối với công ty chứng khoán mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty tạm ngừng hoạt động do khó khăn có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nghỉ việc trong thời gian tạm dừng đóng BHXH thì công ty có phải đóng bù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm xã hội
Thư Viện Pháp Luật
187 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào