Những dụng cụ y tế nào được mang lên máy bay?

Những dụng cụ y tế nào được mang lên máy bay? Chào các bạn trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Hữu Bằng, hiện đang sinh sống và làm việc tại Cao Bằng. Gần đây, tôi được biết, vấn đề an ninh hàng không đang được quan tâm hàng đầu sau những vụ tai nạn máy bay xảy ra ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tôi nghe nói, bây giờ tại các cảng hàng không, sân bay, các hãng hàng không đều yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với hành lý của hành khách mang theo nên tôi muốn tìm hiểu kỹ càng hơn. Nhờ Ban biên tập trả lời giúp tôi, hiện nay, những dụng cụ y tế nào được phép mang lên máy bay? Rất mong nhận được hồi âm của các bạn. Xin cảm ơn rất nhiều! Trần Hữu Bằng (bang***@yahoo.com)

Đối với thắc mắc của bạn, cần xác định dụng cụ y tế là một trong những vật phẩm được xếp vào danh mục hàng hóa nguy hiểm đối với hoạt động của tàu bay theo quy định pháp luật hiện hành. Quy định này xuất phát từ bản chất của các dụng cụ y tế có khả năng gây sát thương, thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người khác khi bị tấn công. Do vậy, đe dọa tới an toàn trong quá trình bay, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến vấn đề đảm bảo an ninh hàng không quốc gia. 

Theo quy định tại Phụ lục II Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016 về Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý lên tàu bay và Danh mục vật phẩm là hàng nguy hiểm được phép mang theo người, hành lý lên tàu bay thì những dụng cụ y tế sau được phép mang lên máy bay:

Bình khí ôxy hoặc bình khí nhỏ sử dụng trong y tế, bình khí ga theo quy định tại Nhóm 2.2 của Doc 9284 dùng cho chân, tay giả cơ khí, dụng cụ y tế không có chất phóng xạ (gồm cả bình xịt), máy tạo nhịp tim đồng vị phóng xạ hoặc các thiết bị y tế khác và thuốc chứa phóng xạ hạt nhân cấy trong cơ thể, xe lăn chạy bằng pin hoặc các thiết bị hỗ trợ đi lại tương tự khác được hành khách đang bị hạn chế về đi lại do tàn tật, tuổi tác, sức khỏe yếu hoặc có vấn đề tạm thời về đi lại sử dụng (ví dụ: bị gãy chân), các thiết bị y tế điện tử xách tay, pin dự phòng cho các thiết bị y tế điện tử xách tay, nhiệt kế hoặc dụng cụ đo nhiệt độ y tế bằng thủy ngân.

Đây là những dụng cụ y tế được đánh giá là thiết yếu, cần thiết cho một số đối tượng hành khách đặc biệt nhằm đảm bảo vấn đề sức khỏe trong quá trình đi máy bay. Tuy nhiên, việc mang theo những dụng cụ này phải đáp ứng các điều kiện cụ thể đối với từng loại dụng cụ. Chẳng hạn: nhiệt kế thủy ngân, bạn có thể mang theo người, để trong hành lý xách tay hoặc hành lý ký gửi trong khi đó, các thiết bị hỗ trợ đi lại như xe lăn,...bạn không được phép mang theo người hoặc hành lý xách tay mà chỉ có thể để dưới dạng hành lý ký gửi. 

Hay đối với ngững bình khí ô xy hoặc bình khí nhỏ dùng trong y tế, hành khách được phép mang lên máy bay, tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện như: phải được hãng hãng không chấp nhận vận chuyển, phải thông bao cho người chỉ huy tàu bay biết số lượng và nơi chứa các bình ôxy, bình khí được chuyên chở; mỗi bình có tổng trọng lượng không quá 5 kg; bình, van và bộ điều chỉnh phải được bảo vệ tránh hư hại, không rò rỉ khí.

Hoặc trường hợp mang theo bình khí ga theo quy định tại Nhóm 2.2 của Doc 9284 dùng cho hoạt động của chân, tay giả cơ khí và bình dự phòng cùng kích cỡ nếu có chỉ được mang theo với số lượng đủ sử dụng trong thời gian chuyến bay.

Như vậy, pháp luật hiện hành không cấm việc mang theo các dụng cụ y tế lên máy bay, tuy nhiên, cần lưu ý đó phải là những dụng cụ y tế thiết yếu đối với việc đảm bảo vấn đề sức khỏe của hành khách và trước khi quyết định mang theo bất kỳ dụng cụ nào trong danh sách các dụng cụ y tế được nêu trên, hành khách phải tìm hiểu kỹ lưỡng yêu cầu đối với dụng cụ đó để đảm bảo không xảy ra những sự việc đáng tiếc trong quá trình đi máy bay.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thắc mắc của bạn đối với các loại dụng cụ y tế được phép mang lên máy bay. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh vận tải hàng không
Thư Viện Pháp Luật
1,858 lượt xem
Kinh doanh vận tải hàng không
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh vận tải hàng không
Hỏi đáp Pháp luật
Người khuyết tật được giảm giá vé máy bay không?
Hỏi đáp pháp luật
Khi thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam tiêu chuẩn đối với hãng hàng không của Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay đi, đến và bay trong lãnh thổ Việt Nam, việc tiếp cận, triển khai được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, công tác chủ trì, phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh chuyến bay như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong công tác điều hành bay chuyên cơ, chuyên khoang trường hợp có nhiều tàu bay cùng hoạt động, nguyên tắc ưu tiên được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, việc kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam, công tác bảo đảm an ninh, an toàn đối với nhiên liệu và công tác tra nạp nhiên liệu như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Những dụng cụ y tế nào được mang lên máy bay?
Hỏi đáp pháp luật
Khung giá dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đá khô có được mang lên máy bay hoặc ký gửi không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh vận tải hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kinh doanh vận tải hàng không

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải hàng không

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào