Các vật phẩm nguy hiểm nào bị cấm mang theo hành lý ký gửi lên máy bay?
Các vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang theo hành lý ký gửi lên máy bay được quy định tại Mục II Phụ lục I Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016 về Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý lên tàu bay và Danh mục vật phẩm là hàng nguy hiểm được phép mang theo người, hành lý lên tàu bay. Cụ thể bao gồm:
1. Đạn, trừ trường hợp được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển như hành lý ký gửi theo các điều kiện cụ thể quy định tại Phần 8, Chương 1, Mục 1.1.2 Hướng dẫn kỹ thuật của ICAO về vận chuyển hàng nguy hiểm (Doc 9284).
2. Các loại kíp nổ, dây cháy chậm.
3. Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác.
4. Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu… và thuốc pháo.
5. Đạn khói, quả tạo khói.
6. Các loại thuốc nổ, thuốc súng.
7. Xăng, dầu, bình chứa nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm quẹt đâu cũng cháy, thiết bị có chứa ôxy lỏng.
8. Đồ uống có nồng độ cồn trên 70%.
Trên thực tế, căn cứ theo các quy định của pháp luật về danh mục các đồ đạc, hàng hóa không được phép mang lên máy bay theo hành lý ký gửi và xách tay, hầu hết các hãng hàng không đều cụ thể hóa danh sách những vật phẩm nguy hiểm bị từ chối vận chuyển bởi máy bay của hãng nhằm mục đích đảm bảo an toàn trong quá trình bay và an ninh hàng không quốc gia.
Các hãng hàng không cũng đồng thời yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với quy trình soi chiếu, kiểm tra, giám sát ở giai đoạn khách hàng làm thủ tục check in. Ví dụ, hãng hàng không Vietjet Air quy định rõ vì các lý do an toàn và an ninh, hãng có quyền yêu cầu hành khách và hành lý phải trải qua thủ tục kiểm tra, soi chiếu bằng X-quang hoặc các hình thức soi chiếu khác. Hãng đồng thời có quyền kiểm tra hành lý của hành khách khi hành khách vắng mặt nhằm mục đích xác định có hay không có vật phẩm, hàng hóa nguy hiểm thuộc danh sách bị cấm mang lên máy bay.Trường hợp hành khách từ chối việc kiểm tra, soi chiếu hành khách hoặc hành lý của hành khách, hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển hành khách và hành lý của hành khách đó mà không bồi hoàn tiền cước vận chuyển hay thực hiện bất kỳ một trách nhiệm nào khác với hành khách.
Bởi vậy, khi lựa chọn dịch vụ vận chuyển của bất kỳ hãng hàng không nào, ngoài tìm hiểu các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình khi đi máy bay, hành khách còn cần tìm hiểu thêm quy định cụ thể của hãng đối với các yêu cầu về hành lý, hàng hóa để tránh xảy ra những sự cố không đáng có. Nhiều trường hợp hành khách vì chủ quan không tìm hiểu kỹ lưỡng về quy định của hãng hàng không vận chuyển để vô tình vi phạm, gây thiệt hại cho hành khách khác, một số trường hợp đã phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hãng hàng không và bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang theo hành lý ký gửi lên máy bay. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
- Bài phát biểu 20 11 của học sinh - Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Ngày 22 tháng 11 là ngày gì? Ngày 22 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 22 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh?
- TP. HCM: Doanh nghiệp có sử dụng lao động phải hoàn thành gửi báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 trước 05/12/2024?