Các chất cháy nổ nào không được đưa lên máy bay?

Các chất cháy nổ nào không được đưa lên máy bay? Chào các bạn trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Văn Ninh, hiện đang công tác tại Đà Nẵng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Gần đây, do nhu cầu công việc phải di chuyển nhiều nên tôi thường xuyên sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không. Do vậy, tôi đang tìm hiểu một số thông tin về lĩnh vực này. Tôi được biết, ở tất cả các quốc gia, vấn đề an ninh hàng không luôn được đề cao và kiểm soát chặt chẽ. Trong đó, việc mang các chất cháy nổ lên máy bay rất được coi trọng. Cho tôi hỏi ở Việt Nam, vấn đề này được quy định ra sao? Tôi có thể tham khảo thông tin tại văn bản nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đỗ Văn Ninh (ninh***@yahoo.com)

Các chất cháy nổ bị cấm đưa lên máy bay được quy định tại Khoản 6 Mục I Danh mục vật phẩm là hàng nguy hiểm được phép mang theo người, hành lý lên tàu bay ban hành theo Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016 về Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý lên tàu bay. Cụ thể bao gồm: 

a) Các loại đạn;

b) Kíp nổ, dây cháy chậm;

c) Các vật mô phỏng giống một vật nổ;

d) Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác;

đ) Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu… và thuốc pháo;

e) Đạn khói, quả tạo khói;

g) Các loại thuốc nổ, thuốc súng;

h) Xăng, dầu, bình chứa nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm quẹt đâu cũng cháy, thiết bị có chứa ôxy lỏng;

i) Đồ uống có nồng độ cồn trên 70%.

Trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam nói riêng và ngành hàng không thế giới nói chung, đã có rất nhiều sự cố, tai nạn máy bay thảm khốc xảy ra và hầu hết các máy bay trong những vụ việc này đều bốc cháy dù bắt nguồn từ nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp. Không khó để nhận thức được tính chất đặc biệt nguy hiểm của các chất tiềm ẩn nguy cơ gây cháy, nổ như xăng, dầu, lựu đạn, đồ uống chứa cồn,...Đặc biệt nghiêm trọng hơn khi những chất này thường được các đối tượng có ý đồ thực hiện các vụ khủng bố sử dụng bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi trong bối cảnh nền công nghệ, khoa học ngày càng phát triển hiện đại. Do vậy, không có gì là lạ nếu những chất này được liệt kê vào danh mục các chất bị cấm tuyệt đối mang lên máy bay nhằm đảm bảo anh toàn trong hoạt động khai thác bay và an ninh hàng không. 

Hiện nay, tại tất cả các cảng hàng không trong nước và quốc tế, vấn đề kiểm tra, soi chiếu, giám sát hành lý, hàng hóa hành khách mang lên máy bay được tiến hành rất nghiêm ngặt, kỹ lưỡng. Một số trường hợp có thể gây bất tiện cho hành khách trong quá trình kiểm tra, tuy nhiên, để hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi can thiệp trái phép vào hoạt động hàng không và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng, sức khỏe của hành khách cũng như quá trình khai thác bay của các hãng hàng không và an ninh quốc gia thì việc chú trọng tất cả các khâu này là hoàn toàn cần thiết. 

Cho nên, hành khách, trước khi bắt đàu mỗi chuyến bay cần tìm hiểu thấu đáo các quyền và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia vào quá trình vận chuyển của hãng hàng không để không xảy ra những sự cố không đáng có trên các chuyến bay.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các chất nổ, chất cháy bị cấm đưa lên máy bay. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
250 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào