Hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong Bộ Luật hình sự 2015
Theo quy định tại Điều 78 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì
1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
2. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
Theo quy định tại Điều 33 Bộ Luật hình sự 2015 thì đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình phạt chính được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Ngoài hình phạt chính này thì pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị phạt tiền hoặc các biện pháp bổ sung khác.
So với hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn thì đình chỉ hoạt động vĩnh viễn có tính nghiêm khắc hơn, áp dụng với hành vi có tính nguy hiểm cao hơn khi thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?