Những dụng cụ thiết kế để gây thương tích cho con người nào bị cấm đưa lên máy bay?

Những dụng cụ thiết kế để gây thương tích cho con người bị cấm đưa lên máy bayđược quy định thế nào? Chào các bạn trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Duy Tân, hiện đang công tác tại Đà Nẵng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Gần đây, do nhu cầu công việc phải di chuyển nhiều nên tôi thường xuyên sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không. Do vậy, tôi đang tìm hiểu một số thông tin về lĩnh vực này. Tôi được biết, tất cả các hãng hàng không đều đưa ra quy định cấm mang các loại vũ khí lên máy bay dù dưới hình thức nào. Tuy nhiên, tôi nghe nói, ngoài vũ khí, một số dụng cụ khác được thiết kế để gây thương tích cho con ngườicũng không được phép mang lên máy bay. Tôi thắc mắc không biết đó là những dụng cụ thế nào? Có văn bản nào quy định vấn đề này hay không? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đỗ Duy Tân (tan***@yahoo.com)

Các dụng cụ thiết kế để gây thương tích cho con người bị cấm đưa lên máy bay được quy định tại Điểm i Khoản 1 Mục I Danh mục vật phẩm là hàng nguy hiểm được phép mang theo người, hành lý lên tàu bay ban hành theo Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016 về Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý lên tàu bay. Theo đó, các loại dụng cụ được thiết kế để gây thương tích cho tính mạng con người bị cấm đưa lên máy bay. Cụ thể bao gồm: 

Các loại dao găm, kiếm, gươm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, tên, nỏ.

Bảo đảm an ninh hàng không là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, Chính phủ và ngành hàng không dân dụng Việt Nam nhằm bảo vệ tính mạng của con người, tài sản trong hoạt động hàng không dân dụng; bảo vệ tàu bay và công trình, trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay; đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội tại các địa bàn hoạt động hàng không dân dụng.

Trên thực tế, xuất phát từ tính chất đặc thù của phương tiện tàu bay và an toàn trong hoạt động khai thác bay nói riêng, an ninh quốc gia nói chung cũng như căn cứ vào tính chất nguy hiểm của các loại vật dụng có khả năng đe dọa tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người, việc đưa ra danh mục các vật dụng không được mang lên máy bay là hoàn toàn cần thiết và hợp lý. Những loại vật dụng trên tuy đánh giá về mặt sơ bộ thì mức độ nguy hiểm không cao bằng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, đối với những đối tượng có chủ đích mang và sử dụng những loại vật dụng này thì khả năng đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người xung quanh là hoàn toàn có thể, nhất là những đối tượng sử dụng hình thức che giấu tinh vi thông qua các vật dụng gần giống đồ chơi, đồ dùng cá nhân. Nếu sự cố xảy ra thì không những an toàn của hành khách bị đe dọa mà uy tín, danh dự của hãng hàng không cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

Bởi vậy, tại các cảng hàng không, sân bay, các hãng hàng không đều thực hiện quy định làm thủ tục soi chiếu, kiểm tra, giám sát trong giai đoạn check in hàng hóa, hành lý xách tay cũng như ký gửi của hành khách rất nghiêm ngặt nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự cố, các hành vi can thiệp đối với quá trình hoạt động của tàu bay.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các dụng cụ thiết kế để gây thương tích cho con người bị cấm đưa lên máy bay. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
224 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào