Bạn lừa mượn chứng minh nhân dân mua hàng trả góp thì phải làm sao?
Việc người khác mượn CMND của bạn để mua hàng trả góp thì trước mắt là người đó vi phạm quy định pháp luật, nên bạn hoàn toàn có thể tự mình chứng minh rằng mình không phải là người thực hiện việc vay tiền để từ đó vô hiệu nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng.
Về nguyên tắc, người yêu cầu phải chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nghĩa là ngân hàng muốn yêu cầu bạn trả tiền đối với việc trả góp thì phải chứng minh chính bạn hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp của bạn đã vay khoản tiền đó cho bạn.
Do đó, nếu bị ngân hàng đòi tiền thì bạn được quyền yêu cầu ngân hàng chứng minh chính bạn đã vay khoản tiền đó và bạn đã nhận khoản tiền vay đó từ ngân hàng.
Trong trường hợp cần thiết, bạn có quyền đề nghị yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký trong các hợp đồng tín dụng để làm rõ đó không phải là chữ ký của bạn. Bạn cũng có thể chứng minh không nhận bất kỳ khoản tiền giải ngân nào liên quan đến các hợp đồng tín dụng mà người kia đã vay trả góp với danh nghĩa của bạn.
Theo như bạn trình bày, bạn bị lừa dối trong việc mượn và sử dụng chứng minh nhân dân và ngân hàng cũng bị lừa dối hoặc/và có sai sót về mặt nghiệp vụ dẫn đến không phát hiện hành vi của người đi vay trong việc sử dụng chứng minh nhân dân của người khác.
Hành vi bạn của bạn đã có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 (người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Tùy tính chất, mức độ vi phạm, có thể chịu hình phạt nặng hơn).
Do đó, ngân hàng không được quyền yêu cầu bạn trả tiền mà phải yêu cầu bạn của bạn trả tiền và ngân hàng phải tố cáo vụ việc đến cơ quan chức năng để truy cứu trách nhiệm pháp lý tương ứng.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cũng phải nhanh chóng tố giác vụ việc đến cơ quan chức năng (công an, cơ quan điều tra) vì đây là hành vi có dấu hiệu tội phạm và mọi công dân có nghĩa vụ đấu tranh, phòng, chống tội phạm và có nghĩa vụ tố giác tội phạm.
Tuy bạn không liên quan trong giao dịch vay ngân hàng và hành vi có dấu hiệu tội phạm của bạn của bạn nhưng chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân của mỗi người, bạn cho người khác mượn và sử dụng chứng minh nhân dân của mình là hành vi rất ro và không phù hợp với quy định của pháp luật.
Vì vậy, bạn có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi người khác mượn chứng minh nhân dân mua hàng trả góp. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để hiểu rõ hơn về tội danh của người mượng chứng minh nhân dân của bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?
- 13 mã hàng hóa bị tăng thuế xuất khẩu lên 20% kể từ ngày 1/1/2025?
- 10 Mẫu giấy mời họp mới nhất năm 2025?