Từ ngày 1/7/2017 Azelastin nằm trong Danh mục thuốc không kê đơn không?
Danh mục thuốc không kê đơn được ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-BYT Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2017, theo đó:
Azelastin nằm trong danh mục thuốc không kê đơn.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật gửi đến bạn những thông tin sau:
Azelastin được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ở mũi như sổ mũi / ngứa / nghẹt mũi, hắt hơi, và viêm mũi do dị ứng theo mùa và các bệnh dị ứng khác. Azelastine thuộc nhóm thuốc kháng histamin. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các chất tự nhiên trong cơ thể được gọi là histamin – các chất gây ra các triệu chứng dị ứng.
Tác dụng phụ khi dùng Azelastin:
- Phát ban;
- Khó thở;
- Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng;
- Co thắt phế quản;
- Nhịp tim nhanh hay không đều;
- Cảm thấy đắng trong miệng;
- Đau đầu;
- Buồn ngủ hoặc chóng mặt;
- Khô miệng, đau họng;
- Có vết loét hoặc cảm giác nóng trong mũi;
- Tăng cân;
- Buồn nôn;
- Chảy máu mũi;
- Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng;
- Mắt đỏ.
Nếu có những triệu chứng trên bạn nên ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện ngay để tránh những tình trạng sức khỏe thêm tồi tệ.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Danh mục thuốc không kê đơn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 07/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?