Từ ngày 1/7/2017 Acid alginic có thuộc danh mục thuốc không kê đơn không?

Từ ngày 1/7/2017 Acid alginic có thuộc danh mục thuốc không kê đơn không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thanh An hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang làm việc tại một xưởng sản xuất dược. Tôi đang tìm hiểu về các loại thuốc không kê đơn. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi từ ngày 1/7/2017 Acid alginic có thuộc danh mục thuốc không kê đơn không? Vấn đề này được quy định tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Danh mục thuốc không kê đơn được ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-BYT (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2017) Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, theo đó: 

Acid alginic thuộc danh mục thuốc kê đơn.

Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật gửi đến bạn những thông tin sau:

Thuốc axit alginic được sử dụng cho bệnh trào ngược dạ dày-thực quản. Thuốc hoạt động bằng cách trung hòa axit trong dạ dày. 

Tác dụng phụ nhẹ thường gặp khi uống thuốc Acid alginic là táo bón, tiêu chảy

Tác dụng phụ nặng khi uống thuốc Acid alginic gồm:

- Các phản ứng dị ứng nặng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);

- Ăn mất ngon;

- Yếu cơ;

- Buồn nôn;

- Phản xạ chậm;

- Nôn mửa.

Dù là tác dụng phụ nhẹ hay nặng thì nếu sau khi uống thuốc mà xảy ra những triệu chứng nêu trên bạn nên đi đến bệnh viện gấp để được chữa trị kịp thời tránh để xảy ra những việc đáng tiếc.

Những chất mà Acid alginic có thể tương tác cần lưu ý:

- Nhựa trao đổi cation (ví dụ như sodium polystyrene sulfonate) hoặc muối citrate (được tìm thấy trong một số thuốc bổ sung canxi, thuốc kháng axit và thuốc nhuận tràng) – các thuốc này có thể làm tăng các tác động và nguy cơ tác dụng phụ của axit alginic;

- Thuốc chống đông máu (ví dụ như warfarin);

- Thuốc trị tiểu đường như sulfonylurea (ví dụ như glyburide);

- Thuốc trị bệnh tim mạch như thuốc ức chế men chuyển (ví dụ như enalapril), thuốc chẹn beta (ví dụ như propranolol), digoxin;

- Thuốc chống thải ghép như mycophenolate, cyclosporine…

- Thuốc kháng nấm như fluconazole, itraconazole, ketoconazole…

- Thuốc kháng sinh như cephalosporin (ví dụ như cephalexin); cyclin (ví dụ như tetracyclin), penicillamine, quinolone (ví dụ như ciprofloxacin);

- Thuốc chống viêm như corticosteroid (ví dụ như prednisone).

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Danh mục thuốc không kê đơn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 07/2017/TT-BYT. 

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
157 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào