Giấy phép nhân viên hàng không bị thu hồi trong những trường hợp nào?

Các trường hợp thu hồi giấy phép nhân viên hàng không được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Vũ Xuân Tùng, hiện đang công tác tại Trung tâm khí tượng hàng không Tân Sơn Nhất. Tôi nghe nói trong quá trình chúng tôi thực hiện nhiệm vụ, có trường hợp chúng tôi sẽ bị thu hồi giấy phép, vậy, đó là trường hợp nào? Có văn bản nào quy định vấn đề này hay không? Nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! Vũ Xuân Tùng (tung***@gmail.com)

Các trường hợp thu hồi giấy phép nhân viên hàng không được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 61/2011/TT-BGTVT Quy định về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không. Cụ thể bao gồm:

a) Người được cấp giấy phép không còn đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy phép;

b) Giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa;

c) Người được cấp giấy phép sử dụng giấy phép không đúng mục đích;

d) Người được cấp giấy phép có hành vi vi phạm uy hiếp trực tiếp an toàn, an ninh hàng không;

đ) Người được cấp giấy phép sử dụng ma túy hoặc bị truy tố tội phạm hình sự.

Liên quan đến nội dung này, Ban biên tập xin cung cấp thêm cho bạn một số thông tin như sau:

Giấy phép nhân viên hàng không do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấp. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình khai thác và cung cấp dịch vụ hàng không của nhân viên hàng không. Để Cục Hàng không Việt Nam có cơ sở xem xét, cấp giấy phép và năng định cho nhân viên hàng không thì nhân viên đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 5 và tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư 61/2011/TT-BGTVT; trong đó, một số nhân viên phải tuân thủ thời gian huấn luyện tại vị trí làm việc theo các quy định tại các văn bản Quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành hàng không có liên quan như: Nhân viên không lưu là 12 tháng; nhân viên thông báo tin tức hàng không và nhân viên khí tượng hàng không là 9 tháng; nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát và nhân viên điều độ, khai thác bay là 03 tháng.

Riêng đối với Thành viên tổ lái, sau khi có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo phi công tại cơ sở đào tạo, được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép lái tàu bay, để được kiểm tra và cấp năng định lái tàu bay, thành viên đó phải hoàn thành chương trình huấn luyện chuyển loại theo chủng loại tàu bay và hạng tàu bay. Hoặc đối với Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp chứng chỉ chuyên môn, nhân viên này phải hoàn thành khóa huấn luyện chuyển loại theo kiểu, tàu bay và thực hành trên loại tàu bay thời gian 2 tháng và có thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tế tại cơ sở bảo dưỡng tàu bay 12 tháng.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu thuộc một trọng các trường hợp trên đây, nhân viên hàng không sẽ bị cơ quan chức năng thu hồi giấy phép. Pháp luật hiện hành trao thẩm quyền thu hồi giấy phép nhân viên hàng không cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Theo đó, Cục hàng không Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền thu hồi.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các trường hợp thu hồi giấy phép nhân viên hàng không. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 61/2011/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
232 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào