Nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước

Nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, Tôi là Xuân Giang, hiện đang là sinh viên năm 3 đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước để phục vụ cho đề tài nghiên cứu và học tập. Cho tôi hỏi, việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định trên tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Xuân Giang (xuangiang*****@gmail.com)

Nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước được quy định tại Điều 7 Nghị định 86/2005/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước. Cụ thể là:

Hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

1. Tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hoá, các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

3. Đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước.

Di sản văn hoá dưới nước là di sản văn hoá vật thể đang ở dưới nước có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm: các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; các di tích, công trình xây dựng, địa điểm; di tích cổ nhân, cổ sinh vật có liên quan đến nguồn gốc của loài người, đã được con người sử dụng cùng với hiện trường tự nhiên và khảo cổ học xung quanh chúng. Di sản văn hóa dưới nước nối riêng và di sản văn hóa nói chung là minh chứng rõ ràng nhất cho sự hình thành và phát triển của đất nước. Ngoài giá trị lịch sử và thẩm mỹ, nó còn mang một giá trị kinh tế vô cùng to lớn. Các cổ vật, di vật, bảo vật quốc gia có niên đại càng lâu thì giá trị càng lớn. Do đó, số cổ vật, di vật, bảo vật quốc gia sau khi được khai vật bị mất trộm rất nhiều. Số cuộc thăm dò, khai vật trái phép ngày càng nhiều và có quy mô ngày càng lớn. Và đặc biệt nghiêm trọng hơn là số cổ vật, di vật, bảo vật quốc gia bị bán ra nước ngoài rất khó có khả năng thu hồi lại được. Ngoài ra, số cổ vật, di vật, bảo vật quốc gia đã được khai vật đưa lên bờ, do điều kiện thay dổi nên bị hưu hỏng rất nhiều,...

Do đó, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách quản lý, bảo tồn và bảo vệ các di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa dưới nước nói riêng để phục vụ công tác nghiên cứu, học tập.... nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật;

- Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa Việt Nam,...) có trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Nghị định 86/2005/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
177 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào