Muốn xử tù người 'dụ tình' con gái 15 tuổi
Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;
2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;
3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em…
Bên cạnh đó, theo Điều 4 Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, người có hành vi sau bị coi là vi phạm quyền trẻ em:
- Nói chuyện, viết, dịch, nhân bản sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi âm, ghi hình, dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác nhằm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.
- Bắt trẻ em, tập hợp, chứa chấp trẻ em, cho thuê, cho mượn trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi.
Đối chiếu các quy định vừa trích dẫn ở trên với trường hợp của bạn, vì con gái vẫn thuộc độ tuổi được coi là trẻ em nên việc người đàn ông kia dụ dỗ, lôi kéo con gái bạn bỏ nhà đi buôn bán trục lợi là trái pháp luật.
Việc xử phạt hành chính đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi được quy định tại Điều 23 nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/20/2013 như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;
b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này”.
Ngoài ra, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 252 Bộ luật Hình sự về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp. Theo đó, người có hành vi dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đọa hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm. Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm: có tổ chức; dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp, lôi kéo nhiều người; đối với trẻ em dưới 13 tuổi; gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?