Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan như thế nào?
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015. Theo đó:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Cụ thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Liên quan đến nội dung này, Ban biên tập xin cung cấp thêm cho bạn một số thông tin như sau:
Về quan hệ với nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết Nhân dân; động viên, hỗ trợ Nhân dân thực hiện dân chủ, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Về cách thức tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức ở trung ương và các đơn vị hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức như sau:
- Ở trung ương có Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hiện nay ở nước ta bao gồm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?
- Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
- Phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm là 900 nghìn đồng/người/ngày từ ngày 01/7/2025?