Phương thức bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách trên đường thủy nội địa bị hỏng, không thể tiếp tục hành trình được

Phương thức bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách trên đường thủy nội địa đang hành trình bị hỏng, không thể tiếp tục hành trình được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Việt Trinh. Vừa rồi, do nhu cầu công việc tôi có mua vé tàu đi từ Ngã ba sông Bé đến cầu Đồng Nai (khoảng 72,8 km). Trong lúc đi được khoản 20 km thì thuyền trưởng thông báo hệ thống chân vịt của thuyền bị hỏng nên phải cập cảng gần nhất để sửa chữa và chúng tôi phải qua đêm tại đó. Tôi không muốn đợi nên đã yêu cầu người bán vé trả lại tiền để tôi lên thuyền khác. Họ không hoàn lại 100% tiền vé cho tôi mà chỉ hoàn lại cho tôi khoản 1/3 tiền vé với lý do tôi đã đi được hơn 20 km rồi. Cho tôi hỏi họ làm như vậy có đúng không? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Việt Trinh (trinh*****@gmail.com)

Phương thức bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách trên đường thủy nội bộ đang hành trình bị hỏng, không thể tiếp tục hành trình được được quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa. Cụ thể là:

Trường hợp phương tiện đang hành trình nếu bị hỏng, không tiếp tục hành trình được, Thuyền trưởng phải tìm mọi biện pháp đưa hành khách tới cảng, bến gần nhất bảo đảm an toàn, thông báo cho người kinh doanh vận tải biết và thực hiện theo các quy định sau đây:

a) Nếu hành khách phải chờ đợi qua đêm thì người kinh doanh vận tải phải bố trí nơi ăn, nghỉ cho hành khách và chịu mọi chi phí;

b) Nếu hành khách không muốn chờ đợi để đi tiếp thì người kinh doanh vận tải phải trả lại tiền vé, tiền cước tương ứng với đoạn đường còn lại cho hành khách;

c) Nếu người kinh doanh vận tải bố trí được phương tiện khác nhưng phải quay trở lại bến xuất phát thì người kinh doanh vận tải phải hoàn lại toàn bộ tiền vé, tiền cước cho hành khách.

Trước khi cho phương tiện rời bến, thuyền trưởng và các thuyền viên phải kiểm tra tình hình phương tiện (động cơ, trang thiết bị,...) có đủ điều kiện để tham gia giao thông đường thủy nội địa hay không. Sau khi đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thì mới cho phương tiện rời bến để đảm bảo an toàn cho hành khách và các thuyền viên trên tàu. Đây là trường hợp phương tiện bị hư hỏng, không thể tiếp tục hành trình do lỗi của người kinh doanh vận tải. Do đó, họ phải thực hiện theo các quy định của pháp luật mà Ban biên tập Thư Ký Luật đã trích dẫn.

Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì phương tiện đi được khoảng 20 km thì chân vịt bị hỏng nên phải cập cảng để sửa chữa. Nếu bạn không muồn chờ đợi đến lúc phuong tiện được sửa chữa hay người kinh doanh vận tải bố trí phương tiện khác để đi tiếp thì người kinh doanh vận tải chỉ phải trả lại cho bạn số tiền vé, tiền cước ký gửi hành lý, hàng hóa tương ứng với đoạn đường còn lại mà bạn chưa đi là 52,8 km.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phương thức bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách trên đường thủy nội địa bị hỏng, không thể tiếp tục hành trình được. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 80/2014/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
254 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào