Tiếp viên hàng không làm nhiệm vụ gì?
Tiếp viên hàng không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành khách trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai thác tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về khai thác bay và tàu bay.
Nếu đội ngũ phi công là những người có vai trò quyết định trong việc điều khiển hoạt động của tàu bay, đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của hành khách thì bộ phận tiếp viên hàng không được đánh giá là bộ mặt đai diện cho mỗi hãng hàng không bởi họ là những người tiếp xúc trực tiếp với hành khách trên chuyến bay đòi hỏi họ phải là những người nhạy bén trong xử lý tình huống, vững vàng về mặt kỹ năng, do vậy trên thực tế, quy trình tuyển chọn, đào tạo tiếp viên hàng không của các hãng hàng không diễn ra vô cùng khắt khe, nghiêm ngặt.
Thông thường, ứng viên tuyển dụng phải trải qua 4 vòng kiểm tra, gồm phỏng vấn sơ tuyển, kiểm tra ngoại hình chi tiết, kiểm tra tổng thể và kiểm tra y tế, sức khỏe. Sau đó, các ứng viên sẽ trải qua vòng thi tiếng Anh viết và phỏng vấn. Một số hãng hàng không còn kiểm tra tài năng bên cạnh yếu tố kỹ năng, kiến thức chuyên môn. Sau khi vượt qua vòng tuyển dụng, các ứng viên còn phải hoàn thành khóa tập huấn đào tạo tại Trung tâm huấn luyện bay, và được kiểm tra định kỳ hằng năm. Một số thành viên xuất sắc được hãng hàng không đầu tư đi học nâng cao kiến thức, kỹ năng thông qua các khóa đào tạo ở nước ngoài.
Trên mỗi chuyến bay, công việc của một tiếp viên hàng không không chỉ là đưa đồ ăn, phát đồ uống, đáp ứng những nhu cầu cá nhân của hành khách, họ còn được huấn luyện để có thể xử lý trong những tình huống khẩn cấp nếu máy bay không may bị tai nạn, phát hiện bom trên khoang, dập lửa khi có hỏa hoạn phát sinh trong khi ở trên không hay khi máy bay đâm phải những nơi có điều kiện và hoàn cảnh khắc nghiệt.
Tiếp viên hàng không luôn phải đối mặt với hàng trăm tình huống éo le, trong đó thậm chí có cả những tình huống bị hành khách hành hung. Trong trường hợp gặp phải những hành khách thô lỗ, không tuân thủ quy định và có những hành động quá khích trên máy bay, các tiếp viên hàng không được trang bị những bài tập tự vệ để đối phó với họ. Họ cũng được huấn luyện để đối phó với những trường hợp tệ hơn như có cướp hay khủng bố trên chuyến bay.
Các ngành nghề trong lĩnh vực hàng không nói chung, nghề tiếp viên hàng không nói riêng là một trong những ngề đã từng và vẫn đang tạo nên cơn sốt trong giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, để đáp ứng được các tiêu chuẩn trở thành một tiếp viên hàng không đúng nghĩa thì không phải chuyện đơn giản. Do vậy, khi lựa chọn bất cứ một ngành nghề nào trong lĩnh vực này, chúng ta nên cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ của tiếp viên hàng không. Để hiểu chi tiết hơn nội dung này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 61/2011/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?