Hình phạt cảnh cáo trong Bộ luật Hình sự 2015

Hình phạt cảnh cáo được quy định như thế nào trong Bộ Luật Hình sự 2015? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trần Ngọc Linh, công tác tại Tp.HCM. Tôi được biết Bộ Luật Hình sự 2015 vừa được thông qua. Cho tôi hỏi theo Luật mới này thì hình phạt cảnh cáo được quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)   

1. Cảnh cáo là gì?

Theo quy định tại Điều 34 Bộ Luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. 

Như vậy, theo quy định này thì nội dung về hình phạt cảnh cáo trong Bộ Luật Hình sự 2015 vẫn như nguyên tinh thần của Bộ Luật Hình sự 1999. So với các hình phạt chính khác, cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất vì nó không tước bỏ hoặc hạn chế bất cứ quyền lợi nào của người bị kết án mà chỉ lên án về tinh thần đối với họ.

2. Điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo

Thứ nhất, chỉ áp dụng đối với trường hợp phạm tội ít nghiệm trọng. Có nghĩa là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm

Thứ hai, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Điều này được hiểu là phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015 và họ chưa đủ điều kiện để được miễn hình phạt.

Tòa án không được áp dụng hình phạt cảnh cáo với người phạm tội nếu thiếu một trong các điều kiện này. Khi áp dụng hình phạt cảnh cáo, tòa án sẽ cân nhức tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 

Như vậy, về cơ bản có thể nhận thấy hình phạt cảnh cáo chưa thể hiện rõ bản chất của hình phạt là sự cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước nhằm tước bỏ hay hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội, mà chỉ gây tổn thất về tinh thần với người bị kết án. Trong dự thảo sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2015 vừa qua có nhiều quan điểm nên bỏ đi hình phạt này vì những lý do nêu trên. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ là việc giữ lại hình phạt cảnh cáo là điều phù hợp, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự, hơn nữa trong một số trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng việc áp dụng hình phạt cảnh cáo là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền áp dụng một số biện pháp bổ sung như: phạt tiền, trục xuất vv... người phạm tội.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hình phạt cảnh cáo. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật Hình sự 2015.

Trân trọng! 

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,075 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào