Nhà cửa hư hỏng gây thiệt hại cho người khác bị xử lý thế nào?

Nhà cửa hư hỏng gây thiệt hại cho người khác bị xử lý thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Khánh Linh, hiện đang sinh sống ở Tân Bình, TP.HCM, có một vấn đề pháp lý tôi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn sớm giúp tôi. Chuyện là tôi ở trong một khu nhà trọ khá cũ, đường đi vào khu nhà trọ này phải đi qua một con hẻm. Trong đó, có một căn nhà 3 tầng đã khá cũ nát, thường xuyên có sơn, vữa và một vài thứ trên nóc nhà rơi xuống rất nguy hiểm. Ngày nào cũng đi qua con hẻm đó, tôi rất lo lắng, chỉ sợ lại có thứ gì đó rơi xuống đầu mình. Cho tôi hỏi, trường hợp căn nhà ấy hư hỏng, có sụp đổ hay gì đó mà rơi xuống làm người khác bị thương thì chủ nhà có phải bồi thường không? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (khanhlinh***@gmail.com)

Để xác định xem chủ nhà có phải bồi thường thiệt hại không thì phải căn cứ vào những điều kiện tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, thỏa mãn đủ 4 điều kiện sau thì chủ nhà phải bồi thường:

- Có thiệt hại thực tế phát sinh. Thiệt hại này có thể là về tính mạng, sức khỏe, tài sản.

- Có hành vi trái pháp luật

- Lỗi của chủ nhà

- Hành vi trái pháp luật của chủ nhà là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại phát sinh.

Căn cứ tình huống bạn trình bày thì chủ căn nhà cũ kỹ kia mặc dù biết là căn nhà đã cũ kỹ nhưng không tiến hành sửa chữa là đã vi phạm quy định pháp luật. Do đó, nếu có người bị hại do sự hư hỏng của căn nhà thì chủ nhà phải bồi thường vì Điều 605 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Theo đó, nếu có người bị thương thì thiệt hại đó là thiệt hại về sức khỏe và được tính theo Khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

- Thiệt hại khác do luật quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý thiệt hại do nhà cửa hư hỏng gây ra. Bạn nên tham khảo thêm Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
233 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào