Việc kiểm tra, soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh hàng không đối với chuyến bay được thực hiện thế nào?
Việc kiểm tra, soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh hàng không đối với chuyến bay được quy định tại Điều 193 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006, sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014. Theo đó:
1. Tàu bay phải được kiểm tra, giám sát an ninh hàng không trước khi thực hiện chuyến bay; trường hợp có dấu hiệu hoặc thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay phải được lục soát an ninh hàng không.
2. Hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên quan, hành lý, hàng hoá, bưu gửi và các vật phẩm khác phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước khi lên tàu bay; trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì phải được lục soát an ninh hàng không. Việc giám sát an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật trên tàu bay phải được thực hiện trong suốt chuyến bay.
3. Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục lục soát an ninh hàng không.
Trên thực tế, khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không, trước thời điểm chuyến bay khởi hành, hành khách phải trải qua các giai đoạn kiểm tra vô cùng khắt khe, nghiêm ngặt đối với hành lý, hàng hóa mang theo, gửi vận chuyển trên máy bay.
Theo đó, hầu hết các hãng hàng không đều yêu cầu tất cả hành khách phải cởi bỏ áo khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng, vật dụng cá nhân và các đồ đạc khác như bật lửa, bao thuốc lá, chìa khóa, các vật dụng bằng kim loại khác mang trên người để vào khay đưa qua máy soi tia X trước khi đi qua cổng từ. Nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn hành khách phải giám sát chặt chẽ, triệt để nhắc nhở, yêu cầu hành khách thực hiện quy định này trước khi cho hành khách đi qua cổng từ. Trường hợp hành khách đi qua cổng từ mà chưa thực hiện yêu cầu trên thì yêu cầu hành khách quay trở ra để thực hiện. Hành khách đã cởi bỏ các vật dụng nêu trên khi đi qua cổng từ mà có tín hiệu cảnh báo thì phải thực hiện kiểm tra bằng thiết bị dò kim loại cầm tay và trực quan theo một quy trình chuẩn, thống nhất. Chỉ khi nào xác định được chính xác vật phát tín hiệu cảnh báo mới kết thúc quá trình kiểm tra an ninh đối với hành khách.
Riêng đối với chất lỏng, máy tính xách tay, máy tính bảng, ipad phải bỏ ra ngoài túi hành lý xách tay để vào khay soi chiếu riêng không để chung trong hành lý xách tay khi đưa qua máy soi tia X.
Quy trình kiểm tra, soi chiếu, giám sát đối với nhân viên nội bộ trước khi vào khu vực hạn chế tại các lối đi nội bộ cũng được tiến hành như đối với kiểm tra hành khách.
Việc quy định các thủ tục soi chiếu, kiểm tra, giám sát đối với tất cả các đối tượng tham gia vào chuyến bay xuất phát từ mục đích đảm bảo an toàn, an ninh hàng không tuyệt đối, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra các sự cố đáng tiếc ảnh hưởng đến an ninh hàng không, gây thiệt hại cho cả hãng hàng không và hành khách cũng như nền quốc phòng của đất nước.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không đối với chuyến bay. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?