Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác khi tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau được quy định thế nào?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác khi tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau được quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006. Theo đó, trong trường hợp xảy ra thiệt hại do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay được xác định như sau:
a) Thiệt hại xảy ra do lỗi của một bên thì bên có lỗi phải bồi thường;
b) Thiệt hại xảy ra do lỗi của nhiều bên thì trách nhiệm bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên; trường hợp không xác định được mức độ lỗi thì các bên có trách nhiệm bồi thường ngang nhau.
Hiện nay, do nhu cầu đi lại của hành khách ngày càng tăng ở cả phạm vi trong nước và quốc tế đòi hỏi các hãng hàng không gia tăng số lượng các chuyến bay để đáp ứng lịch trình của khách đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trên các đường bay, tàu bay của các hãng gặp nhau nếu không xử lý kịp thời thì khả năng xảy ra va chạm, cản trở nhau là rất lớn. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn trong quá trình khai thác tàu bay và an ninh hàng không quốc gia. Do vậy, việc quy định trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong trường hợp này là hoàn toàn cần thiết.
Theo đó, mức độ bồi thường thiệt hại cũng được xác định căn cứ vào yếu tố lỗi của các bên đối với thiệt hại xảy ra. Riêng đối với trường hợp hai hoặc nhiều tàu bay đang bay do va chạm hoặc gây cản trở cho nhau mà gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất thì người khai thác tàu bay của mỗi tàu bay gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại đó theo mức độ lỗi của mỗi bên.
Khi xảy ra thiệt hại, biện pháp hiệu quả nhất là các bên tự thỏa thuận về phạm vi, mức độ bồi thường đối với thiệt hại của mỗi bên. Tuy nhiên, trường hợp không thể thỏa thuận được, pháp luật cũng đồng thời tạo điều kiện cho các bên được quyền khởi kiện vụ án đòi bồi thường thiệt hại ra tòa án hoặc lựa chọn trung tâm trọng tài làm cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, thông thường, trên thực tế các thủ tục này sẽ đòi hỏi các bên phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức theo đuổi vụ việc. Cho nên, trong trường hợp xảy ra tranh chấp, các bên cần lưu ý, cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác khi tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?