Hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

Hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Lê Văn Ba, tôi đang là quân nhân tại ngũ. Trong quá trình hoạt động tại ngũ, năm 1972 tôi có tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Nam và bị quân Cộng hòa bắt giam. Nhưng đến nay, tôi vẫn chưa được xác nhận người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày để được hưởng chế độ. Tôi đã làm đơn đề nghị gửi lên đơn vị quản lý để được xác nhận, đơn vị cho tôi biết sẽ chuẩn bị hồ sơ để gửi lên cấp trên xác nhận. Cho tôi hỏi, thành phần hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày bao gồm các loại giấy tờ nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định trên tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Lê Văn Ba (vanba*****@gmail.com)

Hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được quy định tại Điều 20 Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn trình tự thủ tục ưu đãi người có công cách mạng. Bao gồm:

Hồ sơ: 04 bộ (lưu tại đơn vị cấp giấy chứng nhận bệnh tật; đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Quân y/Bộ Quốc phòng; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị), mỗi bộ gồm:

Hồ sơ: 02 bộ (lưu tại đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị), mỗi bộ gồm:

1. Bản khai cá nhân (Mẫu TĐ1).

2. Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân hoặc các giấy tờ hợp lệ khác có xác nhận nơi bị địch bắt cầm tù, thời gian, địa điểm bị tù.

3. Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

Bạn phải lập bản khai cá nhân hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày gửi kèm bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân hoặc các giấy tờ hợp lệ khác có xác nhận nơi bị địch bắt cầm tù, thời gian, địa điểm bị tù đến đơn vị trực tiếp quản lý xem xét xin công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan đơn vị, sau đó lập hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ theo quy định mà Ban biên tập Thư Ký Luật đã trích dẫn ở trên gửi cho đơn vị trực thuộc Bộ, căn cứ điều kiện, đối tượng xác minh, kết luận hoặc đề nghị Cục Bảo vệ an ninh Quân đội/Tổng cục Chính trị kết luận về thời gian bị địch bắt tù đày.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị xác minh, kết luận về thời gian bị địch bắt tù đày của đối tượng; đối với những trường hợp đặc biệt, thời gian xác minh, kết luận có thể dài hơn, nhưng không quá 30 ngày làm việc.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cấp trung đoàn và tương đương trở lên kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên sư đoàn cấp trên trực tiếp và gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị lập danh sách, đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ra quyết định trợ cấp hàng tháng.

Trên đây là nội dung tư vấn của ban biên tập Thư Ký Luật về hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tìm hiểu quy định tại Thông tư 202/2013/TT-BQP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
203 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào