Trình tự, thủ tục xác nhận đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót với thương binh đang công tác
Trình tự, thủ tục xác nhận đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót với thương binh đang công tác được quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn trình tự thủ tục ưu đãi người có công cách mạng. Cụ thể là:
a) Đối tượng làm đơn đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót kèm theo giấy tờ quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư này, gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị;
b) Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi Cục Chính sách/ Tổng cục Chính trị;
c) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa cấp có thẩm quyền để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;
d) Hội đồng Giám định y khoa trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày giám định xong, phải hoàn chỉnh biên bản giám định thương tật và chuyển trả cơ quan giới thiệu đến giám định;
đ) Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền), trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp (Mẫu TB3).
Căn cứ quy định trên thì trong trường hợp bạn có nguyện vọng giám định bổ sung vết thương còn sót lại thì bạn phải làm đơn đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót kèm theo đơn đề nghị giám định lại thương tật, bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận bị thương, biên bản của các lần giám định trước, Công văn đề nghị của Cục trưởng Cục Chính trị hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (nơi không có Cục Chính trị), biên bản giám định thương tật của Hội đồng Giám định y khoa và kết quả chụp, chiếu và chẩn đoán của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể; phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật. Chuẩn bị đầy đủ bạn gửi đến cơ quan, đơn vị bạn đang công tác để cơ quan, đơn vị xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cấp trung đoàn và tương đương trở lên phải kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên sư đoàn cấp trên trực tiếp và gửi Cục Chính sách/ Tổng cục Chính trị. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trịthẩm định hồ sơ, giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa cấp có thẩm quyền để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả giám định, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ Hội đồng Giám định y khoa chuyển kết quả cho Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị để Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu hoặc Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị ra quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trình tự, thủ tục xác nhận đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót với thương binh đang công tác. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 202/2013/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?