Trình tự xác nhận đề nghị giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát đối với thương binh đang công tác
Trình tự, thủ tục xác nhận đề nghị giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát đối với thương binh đang công tác được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn trình tự thủ tục ưu đãi người có công cách mạng. Cụ thể là:
a) Đối tượng làm đơn đề nghị (Mẫu TB5) kèm theo giấy tờ chứng minh đã điều trị vết thương tái phát quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 31/2013/ NĐ-CP, gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị;
b) Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
c) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra và đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có công văn kèm theo hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định;
Sau khi nhận được văn bản thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền để giám định, xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;
d) Hội đồng Giám định y khoa trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày giám định xong, phải hoàn chỉnh biên bản giám định thương tật và chuyển trả cơ quan giới thiệu đến giám định;
đ) Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền), trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định thương tật, có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp (Mẫu TB3).
Căn cứ vào quy định trên thì cá nhân có nhu cầu phải làm đơn đề nghị kèm theo các giấy tờ chứng minh đã điều trị vết thương tái phát gửi cơ quan, đơn vị đang công tác để cơ quan đơn vị xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị với cấp trung đoàn và tương đương trở lên. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ trung đoàn và cấp tương đương phải kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên sư đoàn cấp trên trực tiếp và gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị kiểm tra và đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có công văn kèm theo hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định. Sau khi có văn bản thẩm định, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền để giám định, xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày giám định xong phải chuyển biên bản giám định thương tật về Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu, Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định thương tật, có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp.
Ngoài ra, thương binh chỉ được giám định lại trong các trường hợp sau: vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt; Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi; Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật; Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật; Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật; Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ; Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi; Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trình tự, thủ tục xác nhận đề nghị giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát đối với thương binh đang công tác. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 202/2013/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?