Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức đề nghị cấp giấy phép đường ngang được pháp luật quy định như thế nào?
Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức đề nghị cấp giấy phép đường ngang được quy định tại Điều 53 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
1. Trách nhiệm
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, gia hạn giấy phép theo quy định;
b) Tuân thủ hướng dẫn của cơ quan cấp giấy phép trong quá trình thực hiện cấp giấy phép;
c) Thỏa thuận với doanh nghiệp quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc chủ quản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng, cơ quan quản lý đường bộ (nếu liên quan) về thời gian phong tỏa phục vụ thi công, làm thủ tục nhận bàn giao mặt bằng thi công trước khi khởi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng nội dung của giấy phép được cấp;
đ) Bồi thường khi gây ra thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
e) Đảm bảo nguồn kinh phí để quản lý, bảo trì đường ngang;
g) Nộp lệ phí cấp giấy phép theo quy định hiện hành (nếu có).
2. Quyền hạn
a) Đề nghị cơ quan cấp giấy phép giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép;
b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức đề nghị cấp giấy phép đường ngang. Để hiểu rõ và biết thêm chi tiết về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?