Cho vay tiền chỉ có tin nhắn điện thoại có làm chứng cứ kiện đòi được không?

Cho vay tiền chỉ có tin nhắn điện thoại có làm chứng cứ kiện đòi được không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Khánh Linh, hiện đang làm nhân viên văn phòng tại TP. HCM, em có vấn đề thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn. Chuyện là em có một đứa bạn thân tên là Hằng, hồi mấy tháng trước, nó có nhắn tin hỏi mượn tiền em, nói là muốn mua Iphone 7 nhưng còn thiếu 3 triệu. Vì là bạn bè nên em cũng cho nó mượn 3 triệu, nó hứa là đợi tới khi nhận lương nó trả nhưng đợi hơn 1 tháng trời em không thấy nó nói năng gì. Em nhắn tin hỏi thì nó hẹn em tháng sau nữa vì tháng này hơi kẹt, nghĩ bạn bè khó khăn nên em cũng du di cho nó từ từ trả. Tới nay, đã 3 tháng, nó không trả em mới tới gặp thì nó nói em có cho nó mượn tiền đâu mà đòi. Em thật sự rất sốc, bạn bè mà vì mấy đồng nó trở mặt ghê vậy. Giờ đòi hoài không được, em muốn kiện nó ra tòa cho chừa. Cho em hỏi, trường hợp này em kiện có thắng được không vì em không có giấy vay nợ gì hết, chỉ có mỗi đoạn tin nhắn làm bằng chứng thôi? Mong Ban biên tập tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn! (khanhlinhtpk***@gmail.com)

Trường hợp của bạn, hoàn toàn có đủ căn cứ để bạn khởi kiện và thắng kiện. Ban biên tập xin cung cấp một vài căn cứ pháp lý để bạn yên tâm khởi kiện.

Vay tiền thì phải trả, đây là nghĩa vụ bắt buộc mà pháp luật đã quy định rõ. Cụ thể, Khoản 1 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thậm chí, bạn của bạn chậm trả, bạn có quyền đòi thêm cả tiền lãi phát sinh do chậm trả theo Khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015: Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Về vấn đề chứng cứ, bạn lo ngại không đủ chứng cứ khởi kiện thì Ban biên tập xin tư vấn như sau: Khoản 1 Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về chứng cứ như sau: Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

Theo đó, điện thoại của bạn bạn có chứa những tin nhắn liên quan đến vụ việc có thể được coi là vật chứng. Tuy nhiên, để tăng tính thuyết phục, bạn của bạn cần đưa ra giấy tờ chứng từ gửi tiền, chuyển khoản, lời khai của người làm chứng (nếu có). Như vậy bạn có thể đòi lại tiền của mình.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đòi tiền vay khi không có giấy tờ vay. Ban nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
260 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào