Vị trí đặt biển báo khi đường bộ chạy gần có đoạn rẽ vào đường sắt được quy định như thế nào?
Vị trí đặt biển báo khi đường bộ chạy gần có đoạn rẽ vào đường sắt được quy định tại Điều 31 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định về như sau:
1. Khi chiều dài đoạn rẽ đến đường sắt nhỏ hơn 10 m
a) Căn cứ góc giao của đường ngang, phải đặt biển “nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ” hoặc “nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” tại lề hai góc giao giữa đường bộ chạy gần với đoạn rẽ vào đường sắt;
b) Căn cứ loại hình phòng vệ đường ngang phải đặt các biển “giao nhau với đường sắt có rào chắn” hoặc “giao nhau với đường sắt không có rào chắn” trên lề bên phải đường bộ chạy gần đường sắt. Khoảng cách các biển đến đoạn rẽ từ 40 m đến 240 m.
2. Khi chiều dài đoạn rẽ đến đường sắt từ 10 m đến 50 m
a) Căn cứ góc giao của đường ngang, phải đặt biển “nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ” hoặc “nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” trên lề bên phải đoạn rẽ, tại vị trí cách ray ngoài cùng của đường sắt 10 m;
b) Căn cứ loại hình phòng vệ đường ngang phải đặt các biển “giao nhau với đường sắt có rào chắn” hoặc “giao nhau với đường sắt không có rào chắn” trên lề bên phải đường bộ chạy gần đường sắt. Khoảng cách các biển đến đoạn rẽ từ 10 m đến 200 m.
3. Khi chiều dài đoạn rẽ đến đường sắt lớn hơn 50 m: đặt các biển báo hiệu theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này.
4. Mặt các biển quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này đặt theo hướng vuông góc với chiều xe chạy trên đường bộ gần đường sắt và không bị che khuất.
5. Vị trí đặt biển báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo Phụ lục 4 của Thông tư này
Như vậy, tại nơi có đường bộ gần với đoạn ngã rẽ vào đường sắt thường được đặt các biển báo để mọi đối tượng tham gia giao thông nhận biết là sắp đến đoạn đường ngang, việc lắp đặt các biển báo, báo hiệu được phân ra thành 3 trường hợp đó là đối với chiều dài đoạn rẽ đên đường sắt nhỏ hơn 10 m và dài đoạn rẽ đến đường sắt lớn hơn 50 m, chiều dài đoạn rẽ đến đường sắt từ 10 m đến 50 m. Căn cứ góc giao của đường ngang nơi phải đặt biển và căn cứ vào loại hình phòng vệ đường ngang thì sẽ có các cách thức và vị trí lắp đặt biển báo khác nhau. Nhưng phải luôn được đảm bảo vị trí lắp đặt các biển báo phải thông thoáng dễ nhìn thấy, và không bi che khuất tầm nhìn.
Trên đây là câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về vị trí đặt biển báo khi đường bộ chạy gần có đoạn rẽ vào đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?