Yêu cầu về trang thiết bị, phòng, khu vực pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu

Yêu cầu về trang thiết bị, phòng, khu vực pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Đặng Hoài Lương, đang học và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Để phục vụ cho nhu cầu học tập và làm việc tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến việc pha chế thuốc tại các bệnh viện. Cho tôi hỏi, pháp luật quy định các yêu cầu về trang thiết bị, phòng, khu vực pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Đặng Hoài Lương (luong*****@gmail.com)

Yêu cầu về trang thiết bị, phòng, khu vực pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu được quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 22/2011/TT-BYT tổ chức và hoạt động khoa Dược bệnh viện. Cụ thể là:

a) Phòng pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốc đông y theo quy trình một chiều, đảm bảo an toàn, vệ sinh chống nhiễm khuẩn, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác để đáp ứng với yêu cầu của kỹ thuật pha chế; phòng thiết kế đúng yêu cầu của mỗi sản phẩm (thuốc dùng ngoài, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc ung thư, thuốc phóng xạ, thuốc đông y).

b) Đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho pha chế và bào chế.

Ngoài các yêu cầu về trang thiết bị, phòng, khu vực pha chế thì pháp luật còn yêu cầu các bệnh viện có thực hiện việc pha chế thuốc phải có đội ngũ dược sĩ tham gia pha chế phải bảo đảm tiêu chuẩn về chuyên môn, sức khỏe theo quy định. Trong đó, đối với bệnh viện có pha chế thuốc cho chuyên khoa nhi, khoa ung bướu và các thuốc gây nghiện thì dược sĩ tham gia pha chế bắt buộc phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ đại học trở lên; đối với bệnh viện pha chế thuốc cho các chuyên khoa khác thì dược sĩ tham gia pha chế phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học trở lên; còn trong trường hợp dược sĩ tham gia pha chế thuốc có chứa yếu tố phóng xạ cần có chứng chỉ về thực hành an toàn bức xạ trong y tế.

Ngoài ra, trường hợp bệnh viện có thực hiện pha chế thuốc gây nghiện tại bệnh viện phải đáp ứng phòng pha chế có trần chống bụi, nền và tường nhà bằng vật liệu dễ vệ sinh, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng. Phòng phải được xây dựng ở nơi thoáng mát, riêng biệt, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm. Diện tích mặt bằng tối thiểu là 10m2. Các bộ phận phải bố trí theo nguyên tắc một chiều; có chỗ rửa tay, rửa dụng cụ pha chế; có đủ dụng cụ phù hợp với việc pha chế, bảo quản và kiểm nghiệm thuốc.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về yêu cầu đối với kho bảo quản thuốc của khoa dược bệnh viện. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo tại Thông tư 22/2011/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
463 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào