Quy định của pháp luật về thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ đường ngang

Thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ đường ngang được quy đinh như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Ngọc Minh một nhân viên làm việc văn phòng tại TP Đà nẵng, tôi có một thắc mắc muốn được hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật như sau, giữa những chỗ đường sắt giao với đường bộ sẽ có các thiết bị báo hiệu hoặc có người đứng gác, vậy pháp luật có quy định như thế nào về hoạt động của các thiết bị này, có lúc nào những thiết bị này không hoạt động hay không? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký  Luật. Xin chân thành cảm ơn! Minh Ngọc (minhngoc***@gmail.com)

Thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ đường ngang được quy định tại Điều 28 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định về như sau:

1. Đối với đường ngang có người gác

a) Các thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ hoạt động bằng điện phải được điều khiển tập trung tại nhà gác đường ngang; trường hợp không thể điều khiển tập trung được phải được cấp có thẩm quyền cho phép;

b) Các thiết bị phải luôn ở trạng thái sử dụng tốt, phải điều khiển được bằng tay nếu thiết bị tự động bị hư hỏng đột xuất.

2. Đối với đường ngang cảnh báo tự động:

a) Các tín hiệu tự động phía đường bộ phải đảm bảo thông báo rõ ràng và kịp thời trong mọi điều kiện thời tiết về trạng thái đóng đường ngang;

b) Khi thiết bị có trở ngại, không thể phát tín hiệu cấm đường bộ thì doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc chủ quản lý, sử dụng đường ngang phải sửa chữa kịp thời, khôi phục lại trong thời gian sớm nhất. Đồng thời phải tổ chức phòng vệ đường ngang theo biện pháp sau đây:

Phải có tín hiệu cảnh báo (đèn vàng sáng nhấp nháy) cả về phía đường sắt và đường bộ;

Cử người cảnh giới đường ngang.

Với câu hỏi của bạn, Ban biên tập xin trả lời như sau: Các thiết bị báo hiệu như bạn nói ở trên theo thuật ngữ chuyên ngành trong ngành đường sắt người ta gọi là thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ đường ngang, đôi với các thiết bị đó được điều khiển tại nhà gác đường ngang bởi những nhân viên trực đường ngang đó là đối với đường ngang có người gác, tuy có người trực gác nhưng nó luôn phải được đảm bảo hoạt động tốt, nhưng nếu trong trường hợp các thiết bị không hoạt động thì người trực gác phải điều kiển bằng tay. Còn đối với đường ngang có các thiết bị tự động thì phải luôn đảm bảo các tín hiệu đó hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau, trong trường hợp bị hỏng hóc chưa kịp thời sửa chữa thì phải có các tín hiệu cảnh báo, tại các địa điểm quan trọng nếu xét thật cần thiết thì phải cắt cử người cảnh giới.

Trên đây là câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ đường ngang. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
219 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào