Kết cấu mặt đường bộ trong phạm vi đường ngang giao với đường sắt
Kết cấu mặt đường bộ trong phạm vi đường ngang giao với đường sắt được quy định Điều 16 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định về như sau:
1. Trong lòng đường sắt và phạm vi từ mép ray chính ngoài cùng trở ra mỗi bên là 2 m (trong trường hợp khó khăn cho phép giảm xuống còn 1 m) bằng bê tông nhựa hoặc các tấm đan bê tông cốt thép.
2. Phần còn lại bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng.
3. Trường hợp đặc biệt khác phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Mặt đường bộ phải thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với loại kết cấu mặt đường. Trường hợp sử dụng tấm đan bê tông cốt thép phải được liên kết chặt chẽ, ổn định.
Như vậy, để đảm bảo các phương tiện tham gia giao thông thuận tiện và dễ dàng pháp luật ta cũng có quy định về kết cấu mặt đường bộ trong phạm vi đường ngang giao với đường sắt, bên xây dựng các đường bộ ngang qua đường sắt phải đảm bảo đúng theo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, vật liệu theo quy định trên của pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về câu hỏi kết cấu mặt đường bộ trong phạm vi đường ngang giao với đường sắt. Để hiểu rõ hơn và chi tiết vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?